Chiến binh bầu trời - Kỳ 3: Nhiệm vụ đặc biệt của An-26
Trong đợt cập nhật mới nhất, Vatican cho biết Giáo hoàng Francis không trải qua bất kỳ cơn khủng hoảng hô hấp nào từ đêm 22.2 và hiện vẫn được truyền ôxy lưu lượng cao thông qua đường mũi.Một số kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng suy thận khởi phát, nhẹ, nhưng các bác sĩ cho hay tình hình vẫn trong tầm kiểm soát."Mức độ phức tạp của tình trạng lâm sàng và cần thời gian để chờ các liệu pháp điều trị có kết quả ban đầu, cho thấy tiên lượng vẫn chưa đủ thông tin để kết luận", AP dẫn kết luận của đội ngũ y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người đứng đầu giáo hội hoàn vũ.Hồng y Rino Fisichella, nhà tổ chức Năm Thánh, đã chủ trì thánh lễ thay Đức Thánh Cha ở Vương cung thánh đường thánh Peter ở Rome hôm 23.2 (giờ địa phương) và đọc bài giảng do giáo hoàng chuẩn bị.Trong lúc quá trình điều trị được tiếp tục, Vatican nhận được lời cầu nguyện từ khắp nơi trên thế giới, từ quốc gia quê hương của Giáo hoàng Francis là Argentina đến Hồi giáo Sunni ở Ai Cập và các học sinh ở Rome.Ở Cairo (Ai Cập), Đại giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni, Ahmed Muhammad al-Tayeb, gửi lời cầu nguyện Giáo hoàng Francis mau bình phục.Ủy ban Do Thái Mỹ cũng cầu nguyện cho vị giám mục thành Rome.Và các học sinh ở Rome đã đến trước Bệnh viện Gemelli gửi thiệp cho giáo hoàng, trong lúc giới giám mục trên toàn nước Ý tổ chức lễ cầu nguyện và chủ trì các thánh lễ đặc biệt cầu phúc cho Đức Thánh Cha.Tranh chấp tại tòa nhà Victory Tower, khách hàng trở thành 'con tin'
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.
Ứng dụng AI để đẩy nhanh chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Jee Trần sinh năm 1995, quê Quảng Bình. Trước khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, cô từng là sinh viên ngành quản trị kinh doanh, trải qua nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập như phục vụ nhà hàng, làm gia sư… Vốn yêu thích âm nhạc, Jee Trần không ngại hát rong bán kẹo kéo, bán bông để kiếm sống. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng “hot girl kẹo kéo”. Sau này, Jee Trần tham gia một số chương trình như Nhạc hội song ca, Sao tìm sao, Người kể chuyện tình… gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng ngọt ngào, khả năng biến hóa trong từng tiết mục. Sau loạt thành công đó, Jee Trần tích cực biểu diễn ở nhiều nơi, tiếp tục gây chú ý khi tham gia Tỏa sáng sao đôi, có dịp kết hợp cùng Duy Zuno (em trai nuôi của cố ca sĩ Phi Nhung) trên sân khấu. Ở vòng thi gần đây, màn hòa giọng của Duy Zuno và Jee Trần được dàn giám khảo đánh giá cao, giúp họ đứng nhất trong đêm tranh tài. Chia sẻ về thành tích này, cô gái 30 tuổi chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và may mắn vì lần đầu tiên hai anh em kết hợp nhưng có sự ăn ý. Tính tình hai anh em chơi với nhau cũng khá hợp nên tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi có một đồng đội như vậy”.Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình tập luyện của Jee Trần đó là lần tranh luận với Duy Zuno về cách dàn dựng sắp xếp bố cục bài hát. Nếu như Jee Trần muốn bắt đầu bài hát nhẹ nhàng rồi đẩy lên cao trào thì Duy Zuno lại muốn tạo ấn tượng ngay từ đầu bài hát. Sau khi tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, Jee Trần đồng ý với phương án của đồng đội và kết quả là hiệu ứng phần trình diễn vượt ngoài mong đợi.Nhận xét về Duy Zuno, Jee Trần tiết lộ em trai nuôi Phi Nhung là một người cầu toàn, chỉn chu trong công việc. Về phía nam ca sĩ, anh nhận xét đồng đội không chỉ xinh đẹp, giỏi giang mà còn chịu khó lắng nghe góp ý của mọi người xung quanh. “Dù chúng tôi đôi lúc khác biệt về tư duy âm nhạc nhưng vẫn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau”, Duy Zuno cho hay. Jee Trần chia sẻ ngoài việc tập trung cho cuộc thi, cô vẫn dành sự quan tâm của mình cho gia đình. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giọng ca 9X quyết định ngừng nhận show và dành toàn bộ thời gian bên cạnh những người thương yêu. “Cả năm tôi đã làm việc nên cuối năm tôi sẽ dành thời gian cho gia đình. Năm nào cũng vậy, khoảng tầm 24 tết tôi đã không nhận show nữa rồi”, cô cho hay.
Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh
Trong thời gian theo dõi khoảng 7,6 năm, có 1.152 người được chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.