Một quận tại TP.HCM sẽ xây dựng trung tâm thực hành thí nghiệm hiện đại 265 tỉ
Năm 2023, giải đấu tiếp tục với vòng loại 4 khu vực gồm miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây nguyên. Tại miền Bắc có 16 đội bóng tham dự, với các đại diện của Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, khởi tranh từ ngày 5.11. Khu vực miền Nam bóng lăn ngày 4.11 với 8 CLB.Giá heo hơi hôm nay 11.3.2024: Miền Nam gần chạm ngưỡng 60.000 đồng/kg
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".
Hàng loạt trường danh tiếng thế giới tẩy chay bảng xếp hạng ĐH
Tháng 12.2024, tại Đồi Bù, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội, chị Mai đã cùng con chó tên Chopper thực hiện màn bay dù. Chopper thuộc giống chó Shiba (Nhật Bản).Theo chị Mai, Chopper sở hữu tinh thần dũng cảm, sự nhanh nhẹn và bản tính mạnh mẽ. Những đặc điểm này khiến Chopper trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong mỗi chuyến đi của chị Mai. Khi quyết định thực hiện màn bay dù này, chị Mai không chỉ muốn thử thách bản thân mà còn mong muốn Chopper được trải nghiệm cảm giác bay cùng chủ, nhìn ngắm cảnh quan từ trên cao."Chopper đã đồng hành với mình trong rất nhiều thử thách, từ leo núi đến khám phá những miền đất mới. Với mình Chopper là một người bạn không thể thiếu trong những cuộc hành trình khám phá vùng đất mới. Màn bay dù này chỉ là một trong những trải nghiệm đặc biệt mà mình muốn cùng Chopper trải nghiệm”, chị Mai nói.Mặc dù đây là lần đầu tiên Chopper tham gia hoạt động này, nhưng theo chị Mai, con chó này đã tỏ ra cực kỳ tự tin và bình tĩnh. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Chopper vốn dĩ là một chú chó ưa mạo hiểm, với quá trình luyện tập thể lực và các bài huấn luyện nghiêm túc của chị Mai."Trước khi thực hiện chuyến bay, mình đã chuẩn bị cho Chopper một chiếc đai bảo vệ an toàn. Mặc dù người hướng dẫn khuyến cáo rằng thú cưng có thể sẽ lo lắng khi bay, nhưng mình hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Chopper. Vì Chopper đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước đó, chẳng hạn như chinh phục các đỉnh núi cao”, chị Mai nói.Chopper không chỉ là một chú chó bình thường mà còn là một người bạn đặc biệt của chị Hà Mai. Được nhận nuôi vào tháng 5.2022, Chopper là con chó nhỏ và có phần yếu nhất trong đàn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, huấn luyện của chị Mai, con chó này đã trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong mọi chuyến đi, đặc biệt là chinh phục những ngọn núi cao.Đến thời điểm hiện tại, Chopper đã cùng chị Mai chinh phục 10 ngọn núi cao ở phía bắc như: đỉnh Sa Mu U Bò và Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Nhìu Cồ San (tỉnh Lào Cai)... Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất giữa chị Mai và Chopper là leo Putaleng (tỉnh Lai Châu), vào một buổi sáng mùa đông, khi băng qua rừng tre, trúc, để chinh phục đỉnh núi vào tháng 3.2024."Chúng mình xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời vẫn tối như mực, với mục tiêu lên đỉnh núi để kịp ngắm bình minh. Sự hiện diện của Chopper khiến mình cảm thấy an tâm và dũng cảm hơn rất nhiều. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, với ánh trăng lãng mạn và khoảnh khắc chạy đua với mặt trời”, Chị Mai nhớ lại.Việc leo núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến đi của chị Mai và Chopper. Chú chó này được chị Mai huấn luyện để duy trì thể lực tốt và luôn sẵn sàng cho mọi thử thách, từ việc chạy bộ mỗi sáng. Tối đến học các hiệu lệnh giúp nghe lời chị Mai."Chopper rất thích leo núi và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Mình không nuôi Chopper theo kiểu chiều chuộng mà tập trung vào việc huấn luyện kỷ cương và sự thích nghi. Vì thế, Chopper rất độc lập, dũng cảm và thích khám phá”, chị Mai chia sẻ.
Ford Việt Nam niêm yết giá 2 phiên bản Tourneo ở mức từ 999 triệu đến 1,069 tỉ đồng
Vẫn chưa tìm thấy 2 chị em ruột trong vụ lật thuyền ở Quảng Ninh
Ông Trần Anh Tú cho biết: "Để chuẩn bị cho việc tham gia AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam được tập trung từ ngày 21.11.2024. Đây là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, đủ để chúng tôi không chỉ nỗ lực hết mình trên sân cỏ mà còn hiểu rõ hơn về tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm và những tình cảm yêu thương mà người hâm mộ và đất nước đã dành cho đội tuyển.Ngoài việc tập luyện trong nước, đội tuyển Việt Nam đã có cơ hội thi đấu tại 5 quốc gia khác nhau, tham gia 11 trận đấu, trong đó có 3 trận giao hữu tại Hàn Quốc và 8 trận đấu chính thức. Kết quả mà đội tuyển đạt được là vô cùng tự hào với 10 trận thắng và 1 trận hòa. Đó là một thành tích đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và quyết tâm không ngừng nghỉ của các cầu thủ".Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam chia sẻ: "Trong 1,5 tháng rưỡi vừa qua chúng tôi không chỉ là một đội bóng mà còn là một gia đình gắn bó, đoàn kết. Các cầu thủ luôn thi đấu với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng" và không ngừng vươn lên dù đối mặt với nhiều thử thách. Thành công đó phải kể đến sự chỉ đạo của HLV Kim Sang-sik, người mà anh em cầu thủ và chúng tôi vẫn gọi vui là "anh Sáu Sang". Không chỉ giỏi về chuyên môn, HLV Kim Sang-sik còn là người có khả năng khơi dậy thế mạnh của từng cầu thủ, tạo ra cho mỗi cầu thủ niềm khát khao cống hiến hết mình cho đội tuyển".Ông Trần Anh Tú nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến sự chuẩn bị chu đáo và sự quan tâm sát sao của VFF. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam luôn nhận được những điều kiện tốt nhất từ các nhân sự đến trang thiết bị hỗ trợ. Điều này đã tạo ra một môi trường lý tưởng để các cầu thủ có thể tập luyện và thi đấu với hiệu quả cao nhất.Để có được kết quả xuất sắc tại giải đấu lần này, đội tuyển Việt Nam không thể thiếu sự đồng hành của người hâm mộ cả nước. Chúng tôi rất cảm ơn tình yêu vô bờ bến, sự cổ vũ nhiệt tình mà người dân Việt Nam đã dành cho đội tuyển. Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn và những lần dự khán của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp thêm sức mạnh và động viên đội tuyển vượt qua mọi khó khăn. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, Cục TDTT đã luôn theo sát và hỗ trợ đội tuyển trong suốt hành trình vừa qua.Bên cạnh đó, đội cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đơn vị hỗ trợ trong những chuyến di chuyển quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn Vietnam Airlines và Viet Jet Air đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay của đội. Khi đội tuyển tập trung tại Phú Thọ, chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ UBND tỉnh Phú Thọ, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ. Và cuối cùng, xin cảm ơn khách sạn Sài Gòn Phú Thọ đã tạo cho đội tuyển Việt Nam điều kiện ăn ở chu đáo, tiện nghi".