Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới
Trưa 10.3, lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Yên cho biết các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra, xử lý vụ xe ô tô trung chuyển khách va chạm với xe máy tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) khiến 1 người chết tại chỗ và 1 người bị thương.Cụ thể, khoảng 19 giờ 30 ngày 9.3, xe trung chuyển khách BS 78F0-0061 của nhà xe Hồng Sơn (Phú Yên) trên đường đi sửa chữa, khi qua vòng xuyến P.Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) xảy ra va chạm với xe máy BS 49S1-4925.Hậu quả, xe máy bị cuốn vào gầm xe ô tô. Hai người đi xe máy văng ra ngoài khiến 1 người chết, người còn lại bị thương được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu.Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, người bị thương trong vụ tai nạn nói trên được đưa vào viện cấp cứu là anh T.B.L (31 tuổi, ở P.Hòa Vinh, TX.Đông Hòa, Phú Yên), tình trạng thương tích rất nặng.Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho thở máy, chụp CT... Kết quả xác định bệnh nhân bị tụ máu dưới màng cứng. Sau đó, bệnh nhân L. được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị.Thùy Tiên hội ngộ 'Lôi Con', làm rõ mối quan hệ với nhóm Quang Linh
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Jeep Grand Cherokee - xe gia đình Mỹ có 'hợp gu' người Việt?
Sáng 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.Bình Định (TX.An Nhơn, Bình Định), cho biết trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hàng trăm chậu hoa cúc của người dân bị héo, chết bất thường, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.Cụ thể, hơn 300 chậu hoa cúc trồng để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của gia đình bà Đặng Thị Lý (55 tuổi, ở khu vực Kim Châu, P.Bình Định) bỗng dưng bị héo, chết bất thường. "Chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an phường vào cuộc, phối hợp với các đội nghiệp vụ của Công an TX.An Nhơn điều tra, xác minh làm rõ vụ việc này", ông Dũng nói.Vụ hoa tết năm nay, gia đình bà Lý dùng tiền tích góp sau một năm làm phụ hồ để đầu tư trồng hơn 300 chậu hoa cúc. Số hoa này đã được thương lái đặt cọc mua, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, hiện số hoa này bị chết khiến vợ chồng bà trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Những ngày qua, vợ chồng bà Lý "mất ăn, mất ngủ" vì chẳng biết lấy đâu ra tiền để trả các khoản chi phí phân, thuốc, nhân công..."Chiều 8.1, vợ chồng tôi tưới nước cho hoa như bình thường. Sáng hôm sau, hoa trong vườn đã héo úa mà không rõ nguyên do. Quá hoảng hốt, vợ chồng tôi kiểm tra phuy chứa nước thì phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi có người đổ thuốc vào nên đã trình báo công an. Mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", bà Lý nói.Trước sự việc trên, ông Lê Trung Hiếu (62 tuổi, ở P.Bình Định) đã thử lấy một ít nước từ phuy của gia đình Lý tưới một chậu hoa cúc trong vườn nhà mình. Kết quả chậu hoa này cũng úa và chết ngay sau đó."Tôi nghi có kẻ xấu bỏ thuốc vào phuy nước của vườn bên cạnh nên mới dẫn đến cơ sự này. Đã trồng cúc bao nhiêu năm nay thì không thể nào nhầm lẫn trong việc pha thuốc, làm chết hàng trăm chậu cúc như vậy được. Mong công an vào cuộc điều tra làm rõ. Nếu vụ việc không được sáng tỏ, tình trạng này sẽ còn tái diễn", ông Hiếu bức xúc nói.Lãnh đạo UBND TX.An Nhơn cho biết, tình trạng hoa cúc chết bất thường với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại địa phương. UBND TX.An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc.
Mấy ngày đầu năm Tết Ất Tỵ, thời tiết TP.HCM se lạnh vào sáng sớm với mức nhiệt dao động từ 20 - 22oC. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức nhiệt TP.HCM, Nam bộ xuống thấp mấy ngày qua là do không khí lạnh tăng cường sâu xuống phía nam. Sáng nay 31.1 (tức mùng 3 tết), nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM là 21 - 22oC, cao nhất 30 - 32oC. Trời vẫn hơi se lạnh vào sáng sớm. Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, từ mùng 4 tết, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM có thể lên thêm 1oC - tức là từ 22 - 23oC và tiếp tục lên từ 23 - 24oC, từ 24 - 25oC trong mùng 5 và mùng 6 tết.Theo ông Quyết, thời tiết TP.HCM 10 ngày đầu tháng 2 chịu chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa với một đợt tăng cường vào khoảng ngày 2 - 3.2, đợt tăng cường sau vào khoảng ngày 10.2 và kéo dài cho đến đầu tuần giữa tháng.Tuần giữa và tuần cuối tháng 2, không khí lạnh còn hoạt động khá mạnh nhưng những đợt tăng cường thưa dần và chủ yếu là tăng cường lệch đông. Do đó, nhiệt độ tăng đáng kể và một vài ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Gió đông bắc trên các khu vực biển cũng có xu hướng giảm dần. Áp thấp Ấn Miến có xu hướng hoạt động mạnh dần; đợt mạnh lên đầu tiên của áp thấp nóng này trong tháng 2.2025 là vào khoảng từ ngày 4 đến ngày 6.2 nhưng gần như không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực. Những đợt mạnh lên trong tuần giữa và cuối tháng 2 kéo dài hơn và có xu hướng mở rộng về phía nam và những sóng nhiệt sinh ra từ vùng áp thấp này bắt đầu có ảnh hưởng đến thời tiết khu vực và gây nắng nóng cho khu vực trung tâm thành phố trong một vài ngày. Cụ thể, ông Quyết cho hay, trong tháng 2.2025, nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Nửa đầu tháng, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay; nửa cuối tháng, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Nhiệt độ trung bình của tháng 2.2025 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm nhưng không nhiều. Nhiệt độ trung bình phổ biến từ 26,8 - 28oC; cao nhất phổ biến 32 - 35oC, có nơi trên 35oC. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 22 - 25oC. Trong tháng 2, mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và dông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.
Chồng cũ cựu siêu mẫu Ngọc Thúy xin hoãn phiên tòa phúc thẩm
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…