Các cặp đôi có dự định gì cho ngày Valentine?
Ở hàng ghế sau, khoảng để chân rộng rãi và tựa tay to bản vuông vức tạo cảm giác rất thư thái, khiến người ngồi tại đây chỉ muốn an tọa ngắm nhìn cảnh vật bên đường suốt cả hành trình.Lý do các hãng hàng không Thái Lan bắt đầu cân hành khách
Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sốt. Khác với các sốt thông thường, sốt do những bệnh này sẽ kéo dài không khỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau vùng chậu, lưng dưới hay yếu cơ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Trong khi đó, căn bệnh nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu yếu, tiểu đau, tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sụt cân.Ung thư tuyến tiền liệt gây sốt nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh. Nhiều nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không bị sốt. Tuy nhiên, bệnh hành sốt là do các tế bào ung thư phát triển và chặn dòng nước tiểu, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt.Trong một số trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt tiết ra một số protein hoặc hoóc môn khiến hệ miễn dịch tấn công thần kinh hoặc các cơ quan khác. Tình trạng này gọi là hội chứng cận ung thư.Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị sốt nếu ung thư tuyến tiền liệt lan sang bộ phận khác của cơ thể. Bệnh không được điều trị có thể di căn đến tuyến thượng thận, xương, gan hoặc phổi. Hệ quả là dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như gãy xương, khó thở, vàng da và sốt. Ngoài ra, sốt có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn hóa trị.Nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt thì cũng có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn. Nguyên nhân là do họ có thể sở hữu gien làm tăng nguy cơ mắc bệnh như BRCA1, BRCA2 hay HOXB13. Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, ít vận động, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường hay huyết áp cao cũng dễ gặp vấn đề về tuyến tiền liệt hơn người bình thường, theo Healthline.
Hơi ấm giữa dòng trôi
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
3 cách giúp tránh bị 'thọt' GPU
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.