Mưu sinh khi tết cận kề: Nghề 'nhức xương' mong tết
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics, siêu trái đất vừa được khám phá có tên HD 20794 d, với khối lượng lớn gấp 6 lần trái đất và nằm trong khu vực gọi nôm na là "vùng sống được".Đây là khu vực cách sao trung tâm ở khoảng cách có thể cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh, từ đó tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.Tuy nhiên, HD 20794 d di chuyển trên quỹ đạo hình ê líp chứ không phải hình tròn, đồng nghĩa khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm dao động dựa trên vị trí của quỹ đạo. Vì thế, đến thời điểm này các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định liệu có sự sống trên hành tinh hay không.Manh mối về sự tồn tại của siêu trái đất HD 20794 d bắt đầu từ năm 2022, khi tiến sĩ Michael Cretignier của Đại học Oxford’ (Anh) phát hiện một tín hiệu trong lúc kiểm tra dữ liệu được lưu trữ của Đài Thiên văn La Silla ở Chile.Dựa trên thông tin này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế vào cuộc. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ 2 thập niên quan sát trước khi xác nhận sự tồn tại của hành tinh trên.“Điều hào hứng là việc hành tinh ở gần trái đất (20 năm ánh sáng) mang đến hy vọng cho các sứ mệnh không gian tương lai trong việc chụp được hình ảnh chi tiết hơn về siêu trái đất này", theo tiến sĩ Cretignier.Các nhà nghiên cứu gọi HD 20794 d là trường hợp nghiên cứu thí điểm vô giá cho các dự án tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hệ mặt trời."Với vị trí của nó nằm trong vùng sống được và gần trái đất, hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai nhằm xác định các đặc điểm khí quyển của những hành tinh ngoài trái đất để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học cho thấy tiềm năng có sự sống", theo nhà nghiên cứu.Chạy hay đi bộ - bài thể dục nào tốt nhất để giảm cân và siết dáng chuẩn?
Ông cũng chia sẻ quan điểm về việc hợp tác với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tái cấu trúc, đánh giá lại mô hình kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Viglacera.
Để ẩm thực sân bay làm 'say lòng' du khách
Ngày 10.3, Tập đoàn Vingroup khai trương Bệnh viện đa khoa Vinmec Cần Thơ, bệnh viện thứ 9 của Hệ thống Y tế Vinmec trên cả nước.Vinmec Cần Thơ có vốn đầu tư 2.350 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích khoảng 4,1 ha, trên đường 3/2, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Bệnh viện có quy mô 155 giường nội trú, gồm có 21 chuyên khoa, trong đó có những chuyên khoa thế mạnh như chấn thương chỉnh hình, ngoại tiêu hóa, sản phụ khoa và chẩn đoán hình ảnh… Mục tiêu bệnh viện đặt ra là đạt công suất phục vụ tối thiểu 60.000 lượt khám/năm. Điểm nổi bật của Vinmec Cần Thơ là sự đầu tư mạnh vào các công nghệ chẩn đoán tiên tiến, tích hợp AI giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp. Điển hình như máy CT Revolution Apex Elite 2.560 lát cắt - công nghệ tiên tiến, hỗ trợ chẩn đoán tim mạch, đột quỵ, ung thư; máy MRI 3.0 Tesla Signa Hero (GE Healthcare) tích hợp AI - Sonic DL; máy X-quang Definium PACE Select và hệ thống trang thiết bị tích hợp AI tiên tiến, hỗ trợ phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh, bệnh lý phổi, đại tràng, gan, tuyến tiền liệt…Bệnh viện này cũng sẽ được kế thừa những thành tựu của hệ thống Vinmec như "Công nghệ 3D", "tối ưu cá thể hóa trong chấn thương chỉnh hình"; "phẫu thuật ngoại tiêu hóa giúp người bệnh phục hồi và ra viện sớm"… Cùng với đó là sự liên kết với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ từ Vinmec Central Park. Tiến sĩ - bác sĩ Phùng Nam Lâm, Phó tổng giám đốc chuyên môn, Hệ thống Y tế Vinmec, khẳng định, Vinmec Cần Thơ sẽ đồng hành cùng hệ thống y tế khu vực, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân TP.Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. "Chúng tôi tin rằng, với sự đầu tư nghiêm túc, định hướng phát triển bền vững và sự hợp tác chặt chẽ các chuyên gia y tế hàng đầu, Vinmec Cần Thơ sẽ trở thành địa chỉ y tế tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực", bác sĩ Lâm nói.Cũng theo bác sĩ Lâm, ngay khi đi vào hoạt động, Vinmec Cần Thơ cũng triển khai Trung tâm sàng lọc sớm và chẩn đoán chuyên sâu, bao gồm các phòng khám chuyên sâu về sàng lọc sớm ung thư, chẩn đoán bệnh lý tim mạch, tiêu hóa, sản - phụ khoa.Đi vào hoạt động từ tháng 1.2012, Hệ thống Y tế Vinmec của Vingroup hiện có 9 bệnh viện và 5 phòng khám trên khắp cả nước. Hiện tại, Vinmec đã và đang hợp tác với các hệ thống y tế hàng đầu như Cleveland Clinic (Mỹ), Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul (SUNH)…
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.
Tuyển sinh đầu cấp ứng dụng bản đồ GIS tại TP.HCM năm nay có gì mới?
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.