Khi bầu Đức vác tù và hàng tổng: Ai cứu HAGL?
Những ngày tết Nguyên đán Giáp Thìn, ghé về miền Tây để vui chơi, thật bất ngờ với con đường hoa vàng quỳnh liên (hoàng yến) dài hàng trăm mét, đang bung nở rực rỡ. Ai đi ngang qua cũng phải ngoái nhìn, thưởng thức vẻ đẹp đầy thơ mộng này.
Vietnam Beauty Business Awards 2022 diễn ra hoành tráng
Cảnh báo, nắng nóng diện rộng có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 18.2 (mùng 9 tết). Do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có thói quen đốt vàng mã trong những ngày tết cũng cần chú ý nguy cơ xảy ra cháy nổ. Nắng nóng còn đi kèm cả nguy cơ cháy rừng ở nhiều nơi.
Lãi 682 tỉ đồng, Phát Đạt công bố mở bán loạt dự án
Bà Melania lớn lên ở thị trấn nhỏ đẹp như tranh vẽ này cho đến khi gia đình chuyển đến Ljubljana khi bà đang học trung học. Du khách đã đổ về đây để thăm ngôi nhà và trường học cũ của bà kể từ cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, theo Business Insider.Trước khi Melania Trump trở thành người mẫu thời trang và đệ nhất phu nhân Mỹ, bà là Melanija Knavs, con gái của một nhân viên bán xe hơi và một công nhân nhà máy dệt người Slovenia.Bà Melania là đệ nhất phu nhân thứ hai sinh ra bên ngoài nước Mỹ. Người đầu tiên là vợ của John Quincy Adams, Louisa Catherine Adams, sinh ra ở London. John Adams là tổng thống từ năm 1825 đến năm 1829.Quê hương của bà Melania ở Sevnica, Slovenia, đã trở thành địa điểm du lịch kể từ khi ông Donald Trump lần đầu tiên đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016, khi mọi người tới đây để xem đệ nhất phu nhân đã trải qua những năm đầu đời như thế nào.Dưới đây là những điều cần biết về quá trình trưởng thành của bà Melania và quê hương Sevnica, Slovenia của bà.Melanija Knavs sinh ra ở Novo Mesto, Slovenia, vào tháng 4 năm 1970. Cô trải qua thời thơ ấu ở Sevnica, một thị trấn nhỏ cách đó 45km.Sevnica nằm dọc theo sông Sava ở miền trung Slovenia, có dân số 17.611 người, theo dữ liệu do Văn phòng Thống kê Cộng hòa Slovenia thu thập vào năm 2022.Khi bà Melania sinh ra, Slovenia là một quốc gia do Tổng thống Josip Tito đứng đầu và được gọi là Nam Tư. Slovenia giành được độc lập vào năm 1991.Trước khi Melania nổi tiếng với vai trò người mẫu và sau đó là đệ nhất phu nhân Mỹ, Sevnica được biết đến với các nhà máy sản xuất đồ nội thất và quần áo cũng như lễ hội xúc xích Ý hàng năm.Sevnica sản xuất hơn 150 loại xúc xích Ý, một thành tích được tôn vinh tại lễ hội Salamiada hàng năm. Giờ đây, Sevnica sản xuất món xúc xích Ý được đặt theo tên của đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ cùng với các sản phẩm địa phương khác.Một hướng dẫn viên du lịch nói với Reuters vào tháng 1 năm 2017 rằng, du lịch của Sevnica đã tăng gấp đôi du khách vào năm trước khi Donald Trump nhậm chức khi sự quan tâm đến bà Melania Trump ngày càng cao.Reuters đưa tin, trong cả năm 2017, số lượng khách nước ngoài đến thăm Slovenia đã tăng 17% so với năm trước, với tổng số 3,4 triệu du khách.Thị trấn nhỏ tận dụng danh tiếng là quê hương của đệ nhất phu nhân Mỹ, cung cấp các chuyến tham quan, đồ ăn và đồ lưu niệm mang tên bà.Cha của bà Melania, Viktor Knavs, làm nhân viên bán xe hơi. Mẹ cô, Amalija, làm việc tại một nhà máy dệt địa phương.Cô có một chị gái, Ines Knauss, và một người anh cùng cha khác mẹ, Denis Cigelnjak.Khi Melania và chị gái Ines học trung học, gia đình Knavs chuyển đến Ljubljana, thủ đô của Slovenia. Ở đó, Melania được nhiếp ảnh gia Stane Jerko phát hiện và ký hợp đồng với một công ty người mẫu khi cô 18 tuổi.Mirjana Jelancic, một người bạn của Melania, sau này trở thành hiệu trưởng trường tiểu học Savo Kladnik mà đệ nhất phu nhân theo học, nói với ABC News vào tháng 3 năm 2016 rằng cô gái trẻ Melania là "một thiên thần" và "một học sinh rất giỏi".Bà Melania vẫn gắn bó với quê hương trong nhiều năm qua, quyên góp 25.000 USD cho một trung tâm y tế ở đó. Bà đã quyên góp sau đám cưới của mình vào năm 2005, tờ New York Times đưa tin.Nghệ sĩ người Mỹ Brad Downey đã đặt mua một bức tượng bà Melania từ "nhà điêu khắc cưa máy nghiệp dư" người Slovenia Ales "Maxi" Zupevc, được dựng lên trên một cánh đồng bên ngoài Sevnica vào tháng 7 năm 2019.Bức tượng bằng gỗ, được mô phỏng theo chiếc váy lễ nhậm chức Ralph Lauren màu xanh của đệ nhất phu nhân.Một bức tượng bằng đồng đã thay thế bức tượng bằng gỗ ban đầu vào tháng 9 năm 2020 sau khi nó bị phá hoại và đốt cháy vào tháng 7 năm đó.Một tấm bảng tại địa điểm cho biết bức tượng đồng mới "được dành để tưởng nhớ vĩnh viễn về tượng đài Melania đã đứng ở vị trí này từ năm 2019 - 2020".
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.
Xe bán tải chạy ngược chiều, 'phóng bạt mạng' trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Đáng kể nhất là ngày 26.3 cùng lúc có đến 4 địa phương ghi nhận mức nóng lịch sử mới. Cụ thể, tại Đắk Nông là 37,1 độ C trong khi mức nóng lịch sử là 36,5 độ C ghi nhận được từ năm 2016. Tại Cát Tiên (Lâm Đồng) là 37,8 độ C, mức cũ 37,5 độ C cũng năm 2016. Tại Phước Long (Bình Phước) nhiệt độ 38,8 độ C trong khi mức lịch sử 38,3 độ C vào năm 1998. Thổ Chu là 36,1 độ C, còn mức lịch sử là 36 độ C vào năm 2022.

Nhộn nhịp ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Tàu liên vận quốc tế tại ga Cao Xá chạy chuyến đầu tiên vào ngày 2.5
Hỗn loạn xảy ra khi Hamas bàn giao con tin người Israel Arbel Yehoud cho Hội chữ thập đỏ hôm 30.1. Người phụ nữ bước đi trong sợ hãi khi đám đông vây quanh cô.Israel đã trì hoãn việc thả 110 tù nhân Palestine theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza để thể hiện phản ứng về đám đông này.Tuy nhiên, văn phòng thủ tướng cho biết việc trao trả vẫn được tiến hành sau khi các nhà hòa giải cam kết đảm bảo việc đưa con tin đi lại an toàn trong những đợt trao trả trong tương lai.Một con tin Israel bị Hamas bắt cóc từ cùng khu định cư với Yehoud, ông Gadi Moses (80 tuổi), cũng được trả tự do, cùng với 5 công dân Thái Lan đang làm việc tại các trang trại của Israel khi các tay súng Hamas tràn vào miền nam Israel tháng 10.2023.Ngoài ra còn người lính Israel Agam Berger, người đầu tiên được dẫn đi giữa những tòa nhà đổ nát ở Jabalia, phía bắc Gaza.Lực lượng Hamas đã có màn biểu dương lực lượng tại các đợt thả con tin hôm 30.1, một lời nhắc nhở rằng lực lượng này vẫn hiện diện mạnh mẽ ở Gaza sau hơn 15 tháng bị quân đội tiên tiến nhất Trung Đông bắn phá dữ dội.Cô Yehoud được bàn giao tại địa điểm ngôi nhà bị đánh bom của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người đã bị Israel ám sát.Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa tử hình bất cứ ai làm tổn thương con tin và kêu gọi các nhà hòa giải đảm bảo tình trạng chen lấn sẽ không lặp lại.Cuối ngày 30.1, những chiếc xe buýt đã đến thành phố Ramallah ở Bờ Tây chở một số tù nhân Palestine dự kiến sẽ được trả tự do như một phần của thỏa thuận theo từng giai đoạn.Các quan chức y tế Palestine cho biết ít nhất 14 người Palestine bị thương do hỏa lực của Israel, một số bị trúng đạn thật và đạn cao su, những người khác do hít phải khí gas, khi họ tập trung tại lối vào Ramallah để chào đón những người bị giam giữ được trả tự do.Ở Israel, đó là ngày kỷ niệm tại nơi được gọi là Quảng trường Con tin ở Tel Aviv, nơi mọi người theo dõi trên màn hình khổng lồ.Một số người đã reo hò khi đặc phái viên Trung Đông của Mỹ Steve Witkoff đến tham gia, và tỏ lòng biết ơn vì vai trò của ông trong việc đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn.Theo thống kê của Israel, hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas ở Israel và hơn 1.200 người thiệt mạng.Cuộc tấn công của Israel đã giết chết hơn 47.000 người Palestine ở Gaza, khiến người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men, nhiên liệu và thực phẩm nghiêm trọng.
Lương Bích Hữu lần đầu tham gia phim điện ảnh, đóng cặp với Trương Thế Vinh
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".
bundesliga
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư