Khẩn cấp: 32 hộ dân dọc bờ kè Thanh Đa có thể sạt lở 'bất cứ lúc nào'
Ngày 26.2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhận được hai giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam 2024, đây là sự ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số y tế và nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện.Theo đó, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được trao giải nhì với ứng dụng SNOMED CT. Đây là hệ thống thuật ngữ lâm sàng điện tử được mã hóa theo chuẩn quốc tế, giúp chuẩn hóa dữ liệu bệnh án. Bệnh viện đã tiên phong ứng dụng SNOMED CT, góp phần tối ưu hóa quá trình điều trị và tăng cường khả năng liên kết thông tin y tế giữa các cơ sở khám chữa bệnh.Tại bệnh viện, SNOMED CT đã được ứng dụng từ tháng 8.2022, giúp chuẩn hóa dữ liệu bệnh án điện tử tại 29 khoa lâm sàng. Nhờ đó, bệnh viện đã chuẩn hóa thành công hơn 60 mẫu bệnh án. Đồng thời, nâng cao tính nhất quán của dữ liệu, hỗ trợ chẩn đoán chính xác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin y tế trên toàn quốc.Với công trình y tế đoạt giải ba là "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và triển khai hiệu quả công tác dược bệnh viện", nhờ ứng dụng này Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Hệ thống quản lý thuốc tích hợp vào bệnh án điện tử từ năm 2017 đồng bộ quy trình từ cung ứng đến sử dụng, giúp giảm thiểu sai sót, rút ngắn thời gian xử lý thông tin, tối ưu hóa dự trữ thuốc và hỗ trợ dược lâm sàng...PGS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ:“Hai giải pháp y tế thông minh được vinh danh tại giải thưởng Thành tựu Y khoa 2024 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của bệnh viện trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các cơ sở y tế khác trên toàn quốc, vì mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.” Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2024 được tổ chức lần thứ 5, là sự kiện danh giá nhằm tôn vinh những thành tựu y học xuất sắc trên toàn quốc. Chủ đề của giải thưởng năm nay là “Y tế thông minh”, hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe. Năm nay, có 68 sản phẩm đăng ký tham gia từ 34 đơn vị y tế, sau quá trình sơ tuyển, 27 sản phẩm được chọn vào vòng bình chọn cuối cùng. Trong đó, 20 thành tựu y khoa xuất sắc nhất được vinh danh và trao giải.Bức xúc tài xế lái xe tải 'hổ vồ' chạy ngược chiều trên phố
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
2,3 triệu giờ an toàn của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3
Ngày 26.4, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo công ty cho biết, nhờ tập trung vào chiến lược phát triển dài hạn là nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng và phát triển thị trường. Năm 2023 công ty đã đạt tổng doanh thu 3.384 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 138 tỉ đồng, đạt 100,4% kế hoạch; sản lượng thực phẩm tươi sống 10.470 tấn và thực phẩm chế biến 21.511 tấn.
Ngày 21.2, ông Nguyễn Ngọc Thới, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thạnh Thới (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã khởi động chuyến phà chạy đêm từ Hà Tiên đi Phú Quốc.Theo đó, chuyến phà đầu tiên trong ngày khởi hành từ TP.Hà Tiên lúc 3 giờ 30 sáng đến cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm, TP.Phú Quốc); chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 18 giờ từ TP.Hà Tiên đến cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh, TP.Phú Quốc). Thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này khoảng 180 phút.Ngoài ra, tuyến tàu cao tốc từ TP.Rạch Giá đến TP.Phú Quốc và ngược lại cũng được mở rộng. Chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 14 giờ 45 phút hằng ngày.Với tuyến phà từ Hà Tiên đến Phú Quốc khởi hành lúc 3 giờ 30 sáng và cập cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm) lúc 6 giờ 30 sáng, du khách sẽ có thêm lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình.Anh Nguyễn Tấn Minh, du khách đến từ TP.Cần Thơ, nói: "Chúng tôi đi chuyến phà đêm để đến Phú Quốc là trời vừa sáng. Khi đó, sẽ tận hưởng được khung cảnh đón bình minh thật lung linh ở đảo ngọc, đồng thời có thêm thời gian tham quan tại đây".Như Thanh Niên đã thông tin, UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương thí điểm cho phép các hãng tàu, phà chạy tuyến cố định từ bờ ra đảo và chiều ngược lại trên vùng biển Kiên Giang. Theo đó, khung giờ áp dụng cho tàu, phà chạy ban đêm từ 4 giờ đến 6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2025 cho tất cả các tàu, phà ra đảo.Với việc phà chạy thêm vào ban đêm, có thể đến Phú Quốc với nhiều khung giờ linh hoạt hơn, kể cả đường biển, đường hàng không khi mà Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng đón các chuyến bay cả ban đêm.
Việt Nam có thêm 'viên ngọc ẩn' hấp dẫn nhất châu lục
Ngày 7.3, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề), thông qua nghị quyết bầu ông Lê Trường Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Phước đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với với ông Huỳnh Anh Minh (nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định 177/2024 ngày 31.12.2024 của Chính phủ).Đồng thời thông qua nghị quyết bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (nhiệm kỳ 2021-2026) đối với ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh và Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Giám đốc Sở Tài chính.Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm các Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tất Dũng (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), ông Nguyễn Quốc Dũng (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT), ông Phùng Hiệp Quốc (nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) và ông Trần Văn Hướng (nguyên Giám đốc Sở TN-MT) và bà Bùi Thị Minh Thúy (nguyên Giám đốc Sở KH-CN).Hiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước gồm có: bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh; 3 Phó chủ tịch gồm: ông Trần Văn Mi, bà Trần Tuyết Minh và ông Lê Trường Sơn.Ông Lê Trường Sơn sinh năm 1976, thường trú tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ông Lê Trường Sơn có trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Sơn đã từng trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh; Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, Chủ tịch UBND TP.Đồng Xoài; Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH; Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước...