$472
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tivi vn online. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tivi vn online.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc thực hiện xây dựng các công trình, công sở cơ quan Nhà nước.Đối với các dự án, công trình, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trung tâm hội nghị cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tạm dừng việc chuẩn bị đầu tư, cho chủ trương đầu tư mới, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa khởi công xây dựng thì tạm dừng thực hiện. Các dự án khác vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch.Như vậy, theo văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì các dự án, công trình đang xây dựng dở dang như trụ sở UBND H.Hoằng Hóa, trụ sở UBND TT.Hà Trung (H.Hà Trung)… vẫn tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để tránh lãng phí.Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng UBND H.Hoằng Hóa cho biết sau khi có văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì huyện này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng để hoàn thành công trình trụ sở UBND huyện, khi công trình này đến nay đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kể từ ngày 7.3, thực hiện việc tạm dừng tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, xin chủ trương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.Tạm dừng việc tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã cho đến khi hoàn thành tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp và các đơn vị. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tivi vn online. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tivi vn online.Trong chương trình, một khán giả chia sẻ về việc người anh cả trong gia đình bất ngờ đòi chia tài sản, trong khi gia tài chính là mảnh đất cha mẹ đang canh tác, dẫn đến sự căng thẳng giữa các thành viên. Lắng nghe câu chuyện, Ngân Quỳnh cho rằng hành động nông nổi của người anh làm ảnh hưởng đến nếp sống của gia đình. Diễn viên Về nhà đi con bày tỏ thêm: “Tôi từng đi quay khắp nơi, chứng kiến nhiều gia đình cha mẹ rất thương con, thậm chí đến mức phải gọi là mù quáng. Cũng có thể ảnh hưởng từ cách dạy con nên dần dà hình thành tính cách, khi lớn lên cần tiền để làm ăn thì về nhà xin. Đối với người Á Đông, tình cảm gia đình lúc nào cũng đặt lên trên hết. Nếu con có thất bại thì về đây cha mẹ nuôi, chứ con ngó vô tài sản của cha mẹ thì là một điều tầm bậy”. Ngân Quỳnh nói bản thân luôn hướng con đến cuộc sống độc lập, thay vì dựa dẫm vào tài sản bố mẹ. Cô kể năm con trai 15 tuổi đã có tính ham chơi, ỷ lại nên quyết định đưa đi du học sớm. “Lúc đó, tôi mua cho con một món đồ nhưng con không thích dùng và tự ý bán đi. Khi tôi hỏi tại sao con không hỏi ý kiến của cha mẹ, thì con nói rằng đồ này của con và có quyền tự quyết định. Tôi thấy con có tính ỷ lại nên tôi quyết định cho con đi du học sớm dù trong lòng tôi đứt từng đoạn ruột”, cô nói.“Mẹ chồng quốc dân” cho biết dù đi du học nhiều năm nhưng thỉnh thoảng, con trai vẫn còn giận cha mẹ vì để con tự lập nơi đất khách quê người. “Nhưng mà một ngày nào đó, con sẽ hiểu, việc cha mẹ cho con ra đời là để con nếm trải tất cả những trái đắng trên đời và cho con thấy giá trị của đồng tiền, sức lao động”, nữ nghệ sĩ nghẹn ngào.Đúc kết lại chủ đề Gia tài của con, nghệ sĩ Ngân Quỳnh bày tỏ: “Từ câu chuyện vừa rồi, tôi không có ý dạy đời hay tỏ ra cao siêu gì, nhưng bằng kinh nghiệm của mình và sau khi chứng kiến nhiều gia đình, tôi có một góp ý nhỏ rằng chúng ta nên dạy con từ nhỏ về sự tự lập và không nên ỷ lại vào tài sản của cha mẹ. Đó là điều kiện tốt để con cái được hình thành nhân cách tốt hơn khi bước chân ra xã hội sau này”. ️
Trung tâm Nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing (thuộc tập đoàn One Mount) trong báo cáo thị trường bất động sản quý 4/2024 của Hà Nội cho thấy, giao dịch toàn Hà Nội năm 2024 đạt hơn 119.000 căn. Trong đó, thị trường căn hộ sơ cấp tiếp tục tăng mạnh, trong khi căn hộ chuyển nhượng và thổ cư hạ nhiệt cuối năm.Trong năm 2024, căn hộ chung cư dẫn đầu về lượng giao dịch bất động sản tại Hà Nội, với 67.000 căn, chiếm 57% thị trường. Tiếp theo là thổ cư chiếm 35% và thấp tầng chiếm 6%. Lượng tiêu thụ thấp tầng đạt khoảng 7.600 căn trong năm 2024, nhờ giao dịch chủ yếu tại Vinhomes Global Gate và Vinhomes Ocean Park 2-3.Theo nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản cho người nước ngoài tại Hà Nội đang phát triển khi mỗi năm Hà Nội cấp phép mới cho khoảng 10.000 lao động nước ngoài, phần lớn là lao động chất lượng cao, có nhu cầu về nhà ở cao cấp. Trong đó năm 2023 có gần 4.200 vị trí công việc nhà quản lý, 190 vị trí giám đốc điều hành, trên 8.000 vị trí chuyên gia, 1.561 vị trí lao động kỹ thuật. Đồng thời cấp mới 8.747 giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cấp lại 1.234 giấy phép lao động và gia hạn 2.749 giấy phép. Khi đến làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không chỉ tìm kiếm những nơi ở phù hợp mà còn mong muốn tận hưởng môi trường sống hiện đại, tiện nghi và gần các trung tâm kinh tế - văn hóa. Không chỉ có nhu cầu về chỗ ở, theo thời gian, số lượng người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà để sinh sống và gắn bó lâu dài tại Việt Nam cũng gia tăng tương đối mạnh mẽ. Đặc biệt, nhu cầu này được hỗ trợ tích cực bởi luật Nhà ở 2024. Chính vì vậy, các sản phẩm bất động sản tại các khu đô thị hiện đại, đa dạng tiện ích dịch vụ là lựa chọn ưu tiên của nhóm này.Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, chỉ nửa đầu năm 2024, người nước ngoài đã mua hơn 1.000 căn hộ tại Hà Nội. Quý cuối năm 2024, Sở Xây dựng Hà Nội cho phép thêm 7 dự án chung cư, với khoảng 3.000 căn hộ được bán cho người nước ngoài. Chủ yếu là các dự án căn hộ cao cấp trong khu đô thị, phù hợp với nhu cầu của nhóm thu nhập cao này. Các dự án nằm trong khu đô thị cũng nhanh chóng bán hết khoảng hơn 60% quỹ căn được phép mở bán cho người nước ngoài, với mức giá cao hơn 10% so với người Việt Nam.Trước đó, số lượng sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, ở mức tương đối thấp. Cụ thể, tính từ năm 2015 đến hết quý 3/2023 đã có hơn 3.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn phân nửa với 1.765 căn. VARS nhận định rằng, xu hướng gia tăng sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, sẽ tiếp tục phát triển. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Góp phần hấp thụ một lượng tương đối lớn các sản phẩm cao cấp, hạng sang vẫn còn "tồn kho" trên thị trường. Tuy nhiên để đón lượng khách này, VARS khuyến cáo các chủ đầu tư cần nghiên cứu thị trường để xác định nhóm khách hàng mục tiêu đến từ quốc gia nào, khả năng chi trả ra sao. Từ đó, triển khai thực hiện các dự án phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng này. Đặc biệt, đây thường là nhóm có yêu cầu cao nên càng cần chú ý để đảm bảo khả năng hấp thụ của sản phẩm.Cần bố trí riêng một bộ phận vừa thông thạo ngoại ngữ, vừa am hiểu về các quy định pháp luật để hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng người nước ngoài. Đồng thời cần chủ động trong các phương án tìm hiểu, liên hệ và làm việc với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài để đưa ra các phương án hợp tác phù hợp, đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Dự án The Metropolitan (gồm 4 phân khu The Zurich, The Beverly, The London, The Paris) có giá từ 55 - 65 triệu đồng/m2.Dự án Masteri Waterfront có giá từ 60 - 75 triệu đồng/m2.Dự án Lumiere SpringBay có giá từ 70 - 80 triệu đồng/m2.Dự án The Senique có giá từ 70 - 90 triệu đồng/m2.Dự án Lumiere Evergreen có giá từ 75 - 90 triệu đồng/m2.Dự án Lumi Hanoi có giá từ 75 - 90 triệu đồng/m2.Dự án The Sola Park có giá từ 65 - 75 triệu đồng/m2.Dự án The Victoria có giá từ 70 - 80 triệu đồng/m2.Dự án Masteri Grand Avenue có giá từ 90 - 120 triệu đồng/m2Dự án The Continental Imperia Signature có giá từ 80 - 110 triệu đồng/m2. ️
Ngày 17.2, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet Air tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại TP.Ahmedabad (bang Gujarat, Ấn Độ).Chương trình có sự tham dự của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ, đại diện các hiệp hội du lịch Ấn Độ, hơn 100 doanh nghiệp du lịch tại Ahmedabad.Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đã tổ chức giới thiệu các không gian kết nối doanh nghiệp du lịch 2 nước; quảng bá du lịch Đà Nẵng và các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, giới thiệu đường bay thẳng Ahmedabad - Đà Nẵng.Theo bà Huỳnh Thị Hương Lan, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.Đà Nẵng, hiện nay đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Ahmedabad với tần suất 2 chuyến/tuần đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng khách Ấn Độ từ bang Gujarat.Từ tháng 10.2024 đến nay, đã có 75 chuyến bay Đà Nẵng - Ahmedabad và ngược lại, với hơn 8.600 lượt khách.Thời gian qua, du khách Ấn Độ nằm trong top 5 thị trường khách quốc tế đến TP.Đà Nẵng, chiếm 5,3% trong cơ cấu khách. Du khách Ấn Độ ưa chuộng TP.Đà Nẵng với nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt rất yêu thích sản phẩm du lịch MICE và du lịch cưới.TP.Đà Nẵng đã tung ra các gói dịch vụ đặc biệt cho sản phẩm du lịch cưới, như ưu đãi cho các đoàn khách từ 50 người trở lên.Năm 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 222.000 lượt khách Ấn Độ, chiếm gần 50% tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam. Đáng chú ý, so với năm 2019 (trước Covid-19), tổng lượt khách Ấn Độ đến Đà Nẵng đã tăng hơn 13,5 lần."Mang lại đa trải nghiệm cho du khách là hướng đi của du lịch Đà Nẵng, trong đó Ấn Độ là thị trường tiềm năng. Từ năm 2022, Ấn Độ đã vươn lên đứng trong top 5 các thị trường khách quốc tế lớn của Đà Nẵng. Theo đó, cứ 2 du khách Ấn Độ đến Việt Nam thì có 1 người chọn TP.Đà Nẵng làm điểm dừng chân", bà Huỳnh Thị Hương Lan nói.Ông Lê Quang Biên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai (Ấn Độ), cho biết TP.Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung ngày càng trở thành điểm đến yêu thích của du khách Ấn Độ nhờ kết nối hàng không thuận tiện và sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.Theo ông, để tiếp tục tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến TP.Đà Nẵng, cần đẩy mạnh xúc tiến du lịch, kết nối doanh nghiệp, tập trung các dịch vụ và sản phẩm du lịch phù hợp với văn hóa và thị hiếu Ấn Độ như du lịch MICE, du lịch cưới."Với vai trò cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành tạo sức mạnh tổng thể trong xúc tiến, thu hút khách du lịch Ấn Độ vào TP.Đà Nẵng", ông Lê Quang Biên nói. ️