Những dấu hiệu nghi vấn trẻ mầm non bị bạo hành
Sáng 21.4, UBND xã Xuân Liên (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 28.2.2024
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".
Founder Lê Hiền tạo dấu ấn trong ngành làm đẹp với tầm nhìn mới
Ngày 25.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tổ hợp công trình bảo tàng - thư viện tỉnh tọa lạc lô C2, giáp ranh Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (P.1, TP.Cà Mau).Dự án thuộc nhóm B, do Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 410 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2025 đến 2028. Công trình có tổng diện tích sử dụng khoảng 10.079 m², trong đó khu bảo tàng rộng 6.522 m² và khu thư viện rộng 3.557 m². Dự án bao gồm hạ tầng đồng bộ với hệ thống sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh, cảnh quan, cổng rào, nhà bảo vệ, khu vệ sinh công cộng, cùng các hạng mục phụ trợ như bể nước phòng cháy chữa cháy, nhà kỹ thuật... Ngoài ra, dự án còn được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại như hệ thống điện, điều hòa không khí, thang máy, phòng cháy chữa cháy, an ninh giám sát, thiết bị số hóa, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động trưng bày, lưu trữ hiện vật, tư liệu lịch sử. Việc đầu tư xây dựng tổ hợp bảo tàng - thư viện nhằm tạo điều kiện tối ưu cho công tác trưng bày, bảo tồn di sản văn hóa, phát triển văn hóa đọc và giáo dục truyền thống. Đồng thời, làm điểm nhấn kiến trúc, góp phần nâng tầm cảnh quan đô thị TP.Cà Mau, hài hòa với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hôm nay 26.2, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Hữu Tùng (cựu thượng úy Đội Cảnh sát hình sự Công an H.Đức Linh) và Võ Phi Thành (cựu sinh viên tập sự tại Đội Cảnh sát hình sự Công an H.Đức Linh) về tội nhục hình dẫn đến chết người.Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, rạng sáng 2.9.2023, Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành được phân công đưa ông Bùi Văn H., người liên quan trong vụ việc "trộm cắp tài sản" và "chống người thi hành công vụ" xảy ra ở Võ Xu (H.Đức Linh) về trụ sở Công an H.Đức Linh lấy lời khai.Quá trình làm việc tại công an huyện, do ông Bùi Văn H. không hợp tác khai báo, nên Lê Hữu Tùng dùng tay trái véo vào tai, dùng còng số 8, còng tay ông H. vào ghế dựa. Sau đó, Tùng còn dùng còng số 8, còng 2 tay ông H. lên thanh dọc của khung cửa sổ trong phòng họp của Đội Cảnh sát hình sự, dùng tay tát vào mặt ông H., dùng gậy cao su đánh nhiều lần vào mông và đùi ông H. (cáo trạng mô tả).Còn cựu sinh viên Võ Phi Thành cũng nhiều lần dùng gậy cao su đánh vào đùi và mông ông H. "Do bị Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành dùng nhục hình nên ông Bùi Văn H. đã tử vong"- cáo trạng của Viện KSND tối cao kết luận.Cáo trạng còn nhận định, hành vi dùng nhục hình của Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ an toàn tính mạng thân thể, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ. Sai phạm của các bị cáo làm ảnh hưởng đến danh dự của lực lượng CAND nói chung và Công an H.Đức Linh nói riêng đối với việc thực hiện chức năng, quyền hạn trong hoạt động tư pháp. Tại phiên tòa, 2 bị cáo đã thành thật khai báo về hành vi phạm tội của mình. Dự kiến ngày mai (27.2), TAND tỉnh Bình Thuận sẽ tuyên án.
Ô tô điện Wuling Hongguang MiniEV 'ế ẩm' tại Việt Nam: Giá rẻ thôi chưa đủ?
Một đặc điểm khác là tình trạng nắng nóng đến sớm và kéo dài nhiều ngày liền. Năm 1998, ở Nam bộ từ cuối tháng 1 đã xảy ra một vài ngày nắng nóng, nhiệt độ một số nơi đạt 35 - 37 độ C, tại TP.HCM lên tới 37,4 độ C vào ngày 28.1. Đợt nắng nóng trên diện rộng ở Nam bộ kéo dài từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4. Nắng nóng xảy ra mạnh nhất ở khu vực miền Đông sau đó lan sang các tỉnh miền Tây. Toàn bộ khu vực này, nắng nóng kéo dài suốt 3 tháng, chỉ xen kẽ một vài ngày nhiệt độ về dưới mức 35 độ C. Đây là hiện tượng hiếm thấy ở Nam bộ. Trong tháng 3, nhiệt độ cao nhất tại TP.HCM là 39,4 độ C và Đồng Phú (Bình Phước) 40,6 độ C cùng được ghi nhận vào ngày 29.3.