Giải bóng đá chăm lo tết cho đồng bào Kor tại Quảng Ngãi
Ngày 20.1, tại hội nghị Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2, khóa X, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thông tin thêm về tình hình triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo ông Đỗ Văn Chiến, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Chính trị báo cáo T.Ư Đảng tổng kết sớm Nghị quyết 18 và có một số điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Ông Chiến cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao trình T.Ư Đảng về nội dung này. Dự kiến T.Ư Đảng sẽ họp vào 23 - 24.1 tới.Về phương án sắp xếp các ban Đảng, ông Chiến thông tin, về cơ bản sẽ kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại T.Ư, chuyển giao một phần về Bộ Ngoại giao, một phần về Văn phòng T.Ư Đảng. Hợp nhất Ban Tuyên giáo T.Ư với Ban Dân vận T.Ư thành Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư. Đổi tên Ban Kinh tế T.Ư thành Ban Nghiên cứu chính sách chiến lược của Đảng.Với Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại sẽ gắn với Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại để làm nhiệm vụ quốc tế. Còn lại công tác đối ngoại về Bộ Ngoại giao.Cùng đó, sẽ thành lập Cục Lễ tân nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sẽ do cục này thực hiện.Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, sáp nhập Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáp nhập Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Tư pháp.Ngoài ra, nâng 2 ban từ trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên trực thuộc Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện. Với Ban Dân nguyện dự kiến đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và giám sát Quốc hội. Cạnh đó, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.Với Chính phủ, theo ông Chiến, đến nay, phương án đã duyệt, trình với T.Ư là hợp nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, lấy tên là Bộ Tài chính.Hợp nhất Bộ Khoa học - Công nghệ với Bộ Thông tin - Truyền thông, lấy tên là Bộ Khoa học - Công nghệ. Chuyển một phần nhiệm vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông về Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Một phần nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chuyển về Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế.Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên - Môi trường. Dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp - Môi trường. Cùng đó, kết thúc hoạt động của tất cả các tổng cục, chỉ còn cục...Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, ông Chiến nói sẽ kết thúc hoạt động Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng 10 đảng đoàn khác. Sẽ thành lập Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư, dự kiến có 30 đầu mối.Ông Chiến nói thêm, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và 30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ theo mối quan hệ dọc. Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm bí thư Đảng ủy.Đồng thời, thành lập Đảng ủy Quốc hội bao gồm các cơ quan thuộc Quốc hội, Viện KSND tối cao, TADN tối cao, dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm bí thư Đảng ủy. Thành lập Đảng ủy Chính phủ với 200.000 đảng viên do Thủ tướng làm bí thư Đảng ủy.Thành lập Đảng ủy cơ quan Đảng, dự kiến do Thường trực Ban Bí thư làm bí thư Đảng ủy, một ủy viên Ban Bí thư Đảng làm phó bí thư Đảng ủy.Với địa phương, ông Chiến nói sẽ có 2 đảng ủy gồm đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể và đảng ủy cơ quan chính quyền.Với cơ quan Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Chiến nhấn mạnh đã giảm từ 16 đầu mối xuống còn 8 đầu mối. Trong đó, đã sáp nhập nhiều đơn vị.
Nút áo có từ bao giờ ?
Rồng là chủ thể trong sáng tác những tác phẩm thư pháp chào xuân Giáp Thìn, nhưng với đôi tay tài hoa của mình, nghệ nhân Võ Dương còn vẽ lên cả mùa xuân. Chẳng hạn như cành hoa đào độc đáo với thân là con rồng uốn lượn, điểm những cụm hoa đào phương Bắc tươi tắn. Hoặc dáng rồng dường như đang bay lên cùng với mùa xuân phương Nam với sắc mai vàng rực rỡ. "Dù muốn chuyển tải cả thông điệp mùa xuân và năm cầm tinh con rồng trong một tác phẩm thư pháp, nhưng tôi phải múa bút sao cho nó có duyên để sự kết hợp giữa Rồng - Xuân không khiên cưỡng", nghệ nhân thư pháp trẻ bộc bạch.
Võ Thành Tâm lần đầu tiết lộ chuyện đã lập gia đình, có con
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Khai trương Immortal Gaming cho game thủ quận 12
Không gian nội thất Outlander 2020 về cơ bản vẫn giữ phong cách thiết kế cũ

Nhập từ Trung Quốc, Volkswagen Viloran thành 'hiện tượng' tại Việt Nam
Xe khách 'cướp' làn dừng khẩn cấp, chèn đường cả… xe rồng trên cao tốc
Ngày 10.1, tại xã Xy (H.Hướng Hóa, Quảng Trị), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chương trình là hoạt động thường niên được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức với mong muốn góp phần giúp người dân khu vực biên giới có một cái tết ấm no, hạnh phúc.Tại chương trình, ban tổ chức khánh thành, bàn giao "Mái ấm biên cương" trị giá 50 triệu đồng cho gia đình ông Hồ Văn Để (trú tại xã Thanh), 2 phòng học tại Trường tiểu học và THCS A Xing trị giá 350 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 1.000 suất quà, 1.400 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.Bên cạnh các phần quà ý nghĩa, các chiến sĩ biên phòng với sự tham gia của lực lượng công an trên địa bàn tổ chức cắt tóc, thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân và giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian.Bên cạnh nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng góp một phần lương, phụ cấp để tổ chức chương trình, góp sức hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, mang lại niềm vui đón tết cho đồng bào vùng núi Quảng Trị.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2013 - 2020).Kết quả thanh tra cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại địa phương này.Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; không thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) theo quy định tại luật Khoáng sản và Chỉ thị 03/2015 của Thủ tướng.Từ sau khi luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thế nhưng, tỉnh lại không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.Điều này bị cơ quan thanh tra nhận định là không đúng quy định tại Nghị định 15/2012 và Nghị định 158/2016 của Chính phủ.Thanh tra Chính phủ còn phát hiện sau khi được cấp phép khai thác, có trường hợp kê khai, nộp thuế đối với sản lượng khai thác cát sông thấp hơn sản lượng khai thác đã báo cáo Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là 2 doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III và Tân Hiệp Phát II.Để xảy ra các hạn chế, vi phạm nêu trên, cơ quan thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Vĩnh Long, sở TN-MT, sở tài chính, sở xây dựng, sở KH-ĐT, cục thuế, UBND TP.Vĩnh Long và các tổ chức, cá nhân liên quan.Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm, khuyết điểm theo đúng quy định của pháp luật.Trong đó, cơ quan thanh tra nhấn mạnh phải thực hiện việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) và chấm dứt việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các sai phạm về việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới."Nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ nêu.Cơ quan thanh tra cũng đề nghị rà soát và quyết định việc thu bổ sung tiền cấp quyền khai thác cùng các khoản thuế, phí đối với sản lượng cát chênh lệch giữa kê khai nộp thuế và báo cáo với Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ Phú Thạnh 1 - Đồng Phú) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ An Phước).Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Vẫn theo thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý về những vi phạm tại 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.Một là dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất không đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Hai là dự án Khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích 11.188,6 m2, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Chơi Poker online tiền that
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư