Thêm trường công bố điểm trúng tuyển bằng học bạ, ngành cao nhất 25 điểm
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Heerenveen không 'nhả' Văn Hậu về U.23 Việt Nam: Khi nào thì CLB phải trả cầu thủ?
Theo NYT, hai mạng xã hội Instagram và Facebook thuộc Meta đã ẩn và xóa các bài đăng của nhiều nhà cung cấp thuốc phá thai, cũng như các tài khoản liên quan bị đình chỉ trong một thời gian. Những tài khoản bị ảnh hưởng bao gồm các nhà cung cấp như Aid Access, Women Help Women và Just the Pill.Các nhà cung cấp thuốc cho biết các hoạt động thực thi trên từ hai mạng xã hội này đã tăng lên trong hai tuần qua, làm cho nội dung từ tài khoản và trong một số trường hợp là toàn bộ tài khoản của họ không còn hiển thị trên Instagram.Trả lời NYT, Meta cho biết nguyên nhân là các tài khoản này vi phạm quy định cấm bán dược phẩm mà không có chứng nhận, nhưng đồng thời cũng thừa nhận một số trường hợp nền tảng đã thực thi quá mức. Tập đoàn này nói những hành động này không liên quan đến thay đổi chính sách ngôn ngữ, vốn được Mark Zuckerberg, CEO của Meta, cam kết sẽ nới lỏng để giảm tình trạng xóa nội dung sai sót.Tuy nhiên, thời điểm xảy ra các sự cố đặt ra nghi vấn về cam kết tự do ngôn luận của Meta, đặc biệt trong bối cảnh tranh cãi xung quanh việc kiểm duyệt nội dung liên quan đến phá thai gia tăng sau khi tòa án tối cao lật ngược vụ kiện 'Roe kiện Wade' nổi tiếng, chấm dứt quyền phá thai được duy trì trong nhiều thập kỷ.Nhiều tổ chức đã lên tiếng chỉ trích Meta, cho rằng việc xóa nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin cần thiết. Một số nhận định Meta đang hạn chế tự do ngôn luận dù tập đoàn hứa sẽ thúc đẩy chúng.Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép kê đơn và vận chuyển thuốc phá thai qua thư tại các bang hợp pháp. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp vẫn gặp khó khăn khi gửi thuốc đến những bang cấm phá thai, mặc dù luật tại các bang hợp pháp bảo vệ hoạt động này.Aid Access, một nhà cung cấp lớn tại Mỹ cho biết tài khoản Facebook của họ đã bị Meta chặn từ tháng 11 qua, còn tài khoản Instagram bị đình chỉ vào tuần trước. Các tài khoản của Women Help Women và Just the Pill cũng bị hạn chế với lý do vi phạm "Tiêu chuẩn Cộng đồng", dù vậy các tài khoản này đã được khôi phục.
Kinh hoàng cảnh xe khách đổ dốc với tốc độ cao, gây tai nạn liên hoàn
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Elvis Phương: Tôi chưa bao giờ rời xa vợ suốt 40 năm qua
Theo TechSpot, Apple vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc sử dụng dữ liệu ghi âm từ trợ lý ảo Siri để phục vụ quảng cáo mục tiêu, giữa bão dư luận nổ ra sau khi hãng đồng ý chi 95 triệu USD để dàn xếp một vụ kiện kéo dài 5 năm.Vụ kiện tập thể này cáo buộc Apple nghe lén các cuộc trò chuyện riêng tư của người dùng iPhone và các thiết bị khác thông qua Siri, ngay cả khi không kích hoạt bằng câu lệnh 'Hey Siri', từ đó chia sẻ dữ liệu với các nhà quảng cáo. Nguyên đơn cho rằng họ thường xuyên thấy quảng cáo về những sản phẩm, thương hiệu mà mình vừa nhắc đến trong các cuộc trò chuyện.Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây, Apple khẳng định "chưa bao giờ sử dụng dữ liệu Siri để xây dựng hồ sơ tiếp thị, chưa bao giờ cung cấp dữ liệu này cho quảng cáo và chưa bao giờ bán nó cho bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích nào". Hãng cho biết Siri xử lý dữ liệu ngay trên thiết bị càng nhiều càng tốt, chỉ gửi một lượng dữ liệu tối thiểu đến máy chủ khi cần thiết, đồng thời không liên kết các tìm kiếm và yêu cầu với tài khoản Apple của người dùng.Apple cũng nhấn mạnh họ không lưu giữ các bản ghi âm tương tác với Siri, trừ khi người dùng chủ động cho phép để cải thiện Siri.Dù vậy, việc Apple chấp nhận dàn xếp với số tiền lớn khiến nhiều người tin rằng hãng ngầm thừa nhận hành vi sai trái. Vụ việc này một lần nữa dấy lên lo ngại về vấn đề quyền riêng tư trong thời đại công nghệ, khi mà các thiết bị thông minh ngày càng thu thập nhiều dữ liệu cá nhân.Trước đó, vào năm 2019, Apple từng vướng vào bê bối tương tự khi bị tố để nhân viên bên thứ ba nghe lén các bản ghi âm Siri, trong đó có cả thông tin nhạy cảm. Hãng đã phải xin lỗi công khai và điều chỉnh chính sách, cho phép người dùng lựa chọn có chia sẻ bản ghi âm hay không.Vụ việc của Apple cũng gợi nhớ đến những cáo buộc tương tự nhắm vào Facebook, khi mạng xã hội này bị nghi ngờ sử dụng micro trên điện thoại để nghe lén người dùng nhằm phục vụ quảng cáo. Facebook cũng nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.