Tam tai, năm tuổi là gặp xui rủi?
Nhờ những đóng góp to lớn về kỹ thuật này, cố họa sĩ Tú Duyên để lại dấu ấn sâu sắc cho nền mỹ thuật Việt Nam mà lớp lớp thế hệ họa sĩ trẻ luôn ngưỡng mộ. Ông được trao tặng huy chương của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1997; nhận Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1999. Hiện, các tác phẩm của ông được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và nhiều bảo tàng mỹ thuật trên thế giới, cũng như nằm trong nhiều bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.NTK Đức Vincie trưng bày mẫu váy của cố diễn viên Mai Phương tại Vietnam's Fashion Journey
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Các 'chiêu trò' bất ngờ tạo thói quen đọc sách cho học sinh
Ngày 12.2, theo TTXVN, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Huy San (64 tuổi, trú tại Q.3, TP.HCM) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Ông San bị truy tố theo quy định tại khoản 2, điều 331 bộ luật Hình sự.Theo cáo buộc, từ năm 2015 - 2024, ông Trương Huy San tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân "Truong Huy San (Osin Huy Duc)" nhiều bài viết.Trong số này, cơ quan tố tụng xác định có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Các bài viết có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.Quá trình điều tra, ông Trương Huy San khai nguồn thông tin để viết bài do mình tự thu thập, tự đánh giá. Bị can nhận thức được nội dung 13 bài viết này gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân, nhưng không có ý đồ chống Đảng, chống Nhà nước.
Sau mùng 5 tết, nhu cầu di chuyển từ các tỉnh, thành đến TP.HCM tăng cao vì mọi người phải trở lại thành phố để học tập, làm việc. Nhiều người bị động, có những nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc chưa mua vé xe, tàu. Để rồi sau những ngày tết, họ tìm kiếm trên các hội, nhóm trao đổi vé, tàu xe.
Những trường THPT nào ở TP.HCM thường có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất?
Ngày 22.1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Tòa chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) 17 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chịu là 22 năm tù (sơ thẩm bị cáo bị tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này).Tòa phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) 17 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù).Theo tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Kỳ Hình đã nộp bổ sung hơn 4 tỉ đồng nên đã nộp đủ số tiền hưởng lợi bất chính. Ngoài ra, gia đình bị cáo Hình có công với cách mạng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, tham gia nhiều công tác xã hội...Bị cáo Đặng Việt Hà cũng đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ ở giai đoạn sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm hơn 5 tỉ đồng, gia đình có công cách mạng, tham gia thiện nguyện, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của cán bộ công chức Cục Đăng kiểm Việt Nam...Ngoài ra, TAND cấp cao tại TP.HCM còn chấp nhận kháng cáo, giảm án cho nhiều bị cáo trong vụ án.Như Thanh Niên thông tin, bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.