Loạt 'biệt thự ma' trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt
Năm nay cũng là 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, giải bóng đá FAVIJA càng làm cho cộng đồng tự hào hơn và cũng là dịp để giao lưu với các bạn trẻ Nhật Bản. Từ đây, các bạn thêm hiểu hơn về quyết tâm, tinh thần của thể thao của tuổi trẻ Việt Nam, qua đó tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.Emma Stone có lặp lại lịch sử sau chiến thắng Oscar?
Trước khi màn chạm trán trên sân Thống Nhất diễn ra, CLB TP.HCM và HAGL đang bám sát nhau trên bảng xếp hạng. Sau 14 trận đã đấu, CLB HAGL đang có 17 điểm, xếp thứ 9. Trong khi đó, CLB TP.HCM kém HAGL một điểm và đứng vị trí thứ 11. Với việc chỉ hơn nhóm "cầm đèn đỏ" lần lượt 4 và 3 điểm, cả HAGL lẫn TP.HCM đều hiểu hơi nóng đã phả ngay sau lưng của họ. Chính vì thế, trận đấu giữa 2 đội được đánh giá không khác gì trận cầu "6 điểm", có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc đua của nhóm dưới.Đáng chú ý, trước trận đấu này, tương lai của ngôi sao phía CLB HAGL là Minh Vương vẫn đang là dấu hỏi lớn. Tiền vệ sinh năm 1995 được đồn đoán sẽ chia tay CLB HAGL trong kỳ chuyển nhượng giữa mùa V-League 2024 - 2025 để tìm thử thách mới. Bất chấp điều đó, Minh Vương vẫn được ban huấn luyện CLB HAGL tin tưởng và xếp đá chính.Ở chiều ngược lại, CLB TP.HCM chọn lối đá tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc. Các học trò của HLV Phùng Thanh Phương triển khai đa dạng các miếng đánh như sút xa, chuyền dài và cả những quả tạt từ hai biên. Phút thứ 8, Joao Pedro tung cú đá căng từ khoảng cách gần 25 m nhưng rất may cho HAGL là thủ thành Vũ Hải đã chơi tập trung và cản phá thành công.Tuy nhiên, Joao Pedro cũng không cần phải tiếc nuối quá lâu vì ở tình huống phạt góc 1 phút sau đó CLB TP.HCM đã tìm được bàn mở tỷ số. Cầu thủ mang về niềm vui cho đội chủ nhà là hậu vệ Mạnh Cường với tình huống đánh đầu cận thành chính xác.Sau bàn mở tỷ số, “Chiến hạm đỏ” vẫn giữ sự chủ động và dồn ép CLB HAGL lùi sâu về sân nhà. CLB TP.HCM không vội tấn công mà thi đấu chậm rãi nhằm kéo giãn đội hình của HAGL. Những phút cuối hiệp 1, CLB TP.HCM có thêm 2 cơ hội ăn bàn nhưng các chân sút của đội chủ nhà lại dứt điểm thiếu chính xác.Bị dẫn bàn, CLB HAGL thay đổi lối chơi, nỗ lực tấn công trong hiệp 2. So với hiệp 1, đội khách cầm bóng đến 60% và liên tục dồn ép CLB TP.HCM trong khoảng 20 phút đầu. Các học trò của HLV Lê Quang Trãi chủ yếu sử dụng những quả tạt bổng, tận dụng khả năng không chiến tốt của những ngoại binh như Brandao, Marciel. Dù vậy, hàng thủ CLB TP.HCM vẫn thi đấu tập trung và không gặp nhiều khó khăn để hóa giải.Với cá nhân Minh Vương, tiền vệ của CLB HAGL có hiệp 2 thi đấu đầy nỗ lực. Cầu thủ mang áo số 10 tích cực di chuyển và cũng thường xuyên thực hiện những cú sút xa. Phút 75, Minh Vương tung cú sút cực căng, sát vòng cấm của CLB TP.HCM nhưng đáng tiếc bóng lại đi ra ngoài.Bên kia chiến tuyến, CLB TP.HCM chọn lối đá phòng ngự phản công ở hiệp 2. HAGL chơi chậm, tung những cầu thủ có thiên hướng phòng ngự như Thanh Long, Lâm Thuận vào sân. Tỷ số 1-0 cũng được thầy trò HLV Phùng Thanh Phương giữ đến hết trận.Thắng tối thiểu ở trận cầu quan trọng với HAGL, CLB TP.HCM có 19 điểm, vươn lên đứng thứ 8. Trong khi đó, CLB HAGL có 17 điểm, rơi xuống vị trí thứ 10. Đáng nói hơn, đây đã là trận thua thứ 3 trong 4 trận gần đây nhất của đội bóng phố núi.Gần đây, rộ lên thông tin PVF-CAND chiêu mộ Minh Vương bằng khoản tiền chuyển nhượng "khổng lồ". Sau trận đấu vòng 15, Minh Vương chia sẻ: "Trong thời gian này, tôi vẫn cố gắng tập trung, rất tập trung cho HAGL".FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Không gian sống độc đáo trong căn hộ thiết kế nội thất chiết trung đầy sáng tạo
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy chế độ ăn uống rất quan trọng đối với mức hoóc môn sinh dục nam testosterone.
Rủ nhau đi ăn bánh gối
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.