Hà Lan trả lại hiện vật thời thuộc địa cho Sri Lanka
"Bà ấy vừa là một người phụ nữ mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng đầy mềm mỏng. Melania Trump thực sự giỏi cân bằng cuộc sống với chồng", nhiếp ảnh gia chuyên chụp đệ nhất phu nhân Mỹ - Régine Mahaux - chia sẻ với tạp chí Hello! trong một cuộc phỏng vấn được công bố đầu tuần này.Mahaux thừa nhận rằng đôi khi bà tự hỏi làm sao Melania Trump (54 tuổi) "luôn can đảm để tiếp tục cuộc hôn nhân"."Họ đã trải qua rất nhiều biến cố. Bà luôn yêu ông ấy và ông ấy cũng yêu bà", Mahaux nhìn nhận.Nữ nhiếp ảnh gia người Bỉ khẳng định Melania có thể tự lo liệu mọi việc. Cựu người mẫu này không gặp vấn đề gì khi tránh xa sự chú ý, tập trung vào hạnh phúc với chồng – Donald Trump (78 tuổi) và con trai Barron (18 tuổi)."Bà ấy luôn ở đúng vị trí, luôn ở phía sau chồng mình. Ông Trump chọn ánh sáng trong khi bà lại không cần. Bà là người số 2 rất giỏi", Mahaux nói và cho biết thêm rằng: "Luôn luôn là chồng trước và tôi thích điều đó. Melania có những giá trị thuộc về gia đình đầy mạnh mẽ, là một người vợ tốt".Melania Trump được cho là đang ở một vị thế rất khác so với nhiệm kỳ đầu tiên của chồng tại Nhà Trắng cách đây 8 năm."Bà ấy luôn hành động, nhưng giờ đây tự do hơn để đưa ra tuyên bố. Melania là một người khác so với 8 năm trước và luôn trung thực với chính mình. Lần này, có cảm giác như thêm nguồn năng lượng khác với những người mới mà Tổng thống đã chọn bên mình", Mahaux nhìn nhận.Melania còn có tiếng là cực kỳ tử tế với đội ngũ nhân viên tận tụy của mình. "Khi mới bắt đầu làm việc cùng bà Trump, tôi đang chuẩn bị quần áo để thử và thấy bà ấy lặng lẽ xếp giày vào vali. Ngay lập tức tôi nói rằng bà ấy không thể làm điều đó và đó là nhiệm vụ của tôi nhưng bà trả lời: 'Tôi luôn tự đóng gói đồ đạc để biết chắc những gì có trong hành lý của mình'", nhà tạo mẫu Hervé Pierre kể với báo giới.Nhà tạo mẫu tiếp tục: "Bà ấy cũng tự pha cà phê. Vì vậy, nếu ai đó hình dung về một người phụ nữ được bao quanh bởi những người hầu thì đã sai rồi"."Bà ấy coi trọng việc lắng nghe và học hỏi từ người khác khi một chủ đề nào đó mà bà chưa biết đến", nhà thiết kế nội thất Tham Kannalikham cho biết. "Melania luôn hiểu được sức mạnh của việc lắng nghe – một đặc điểm thường bị bỏ qua nhưng lại rất quan trọng của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ", Kannalikham nhận định.Melania thừa nhận rằng bà không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm với mọi việc chồng bà làm khi tại nhiệm. "Tôi không phải lúc nào cũng đồng ý với những gì chồng tôi nói hoặc làm. Điều đó không sao cả. Tôi cho anh ấy lời khuyên, đôi khi anh ấy lắng nghe, đôi khi thì không. Nhưng tôi đang đứng trên đôi chân của mình, rất độc lập. Tôi có suy nghĩ riêng của mình", bà nói với kênh Fox News vào tháng 1.2025. Đệ nhất phu nhân Mỹ chia sẻ: "Ưu tiên hàng đầu của tôi là tròn trách nhiệm một người mẹ, một đệ nhất phu nhân, một người vợ và khi chồng tôi nhậm chức vào ngày 20.1, tôi sẽ phụng sự đất nước".Melania Trump kết hôn với ông Donald Trump vào năm 2005. Hai người kỷ niệm 20 năm ngày cưới vào ngày 22.1. Cả hai chia sẻ thời gian sống giữa Washington DC, Mar-a-Lago (Florida) và Trump Tower ở thành phố New York, nơi con trai họ đang là sinh viên năm nhất tại Đại học New York.Loạt 'biệt thự ma' trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt
Bình thường khi mua một món đồ gì đó vào ban ngày, Cúc phải đắn đo suy nghĩ khá nhiều. Cô nàng chỉ mua khi nó thật sự cần thiết và phải dùng đến. Thế nhưng, khi màn đêm buông xuống những thứ mà Cúc “chốt đơn” mà không cần suy nghĩ.
Chàng trai chụp ảnh cưới cùng một bệnh nhân suy thận lâu năm
Ngày 10.1, Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 tại tỉnh Cao Bằng. Tham dự chương trình có ông Trần Thắng, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại H.Hà Quảng, trong đó trao tặng 9 Ngôi nhà yêu thương cho đồng bào vùng cao là những hộ đang phải ở trong những ngôi nhà tạm dột nát. Là một trong những hộ được nhận nhà dịp này, anh Lục Văn Hoà (xã Lũng Nặm) cho biết, gia đình anh có 5 người, gồm mẹ già, hai vợ chồng và hai con nhỏ (một bé đang học mầm non và một bé 10 tháng tuổi) nhưng không có thu nhập ổn định, nên đời sống rất khó khăn. Gia đình anh được huyện đưa vào diện xóa nhà tạm dột nát và được Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng.Dịp này, chương trình cũng hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 tuyến đường; hỗ trợ cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú THCS Nặm Nhũng (H.Hà Quảng).Các đơn vị thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư cũng trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ tại Đồn biên phòng Nặm Nhũng (H.Hà Quảng). Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội có trị giá gần 850 triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, thông qua chương trình đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần "tương thân, tương ái" của đoàn viên, thanh niên để chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Chương trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.
'Vương quốc độc lạ' tự xưng giữa nước Mỹ
Máu đông xảy ra khi các tế bào, protein và tiểu cầu trong máu kết dính lại với nhau. Đây là cơ chế bình thường giúp cầm máu. Tuy nhiên, nếu máu đông xuất hiện bên trong cơ thể thì sẽ mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe.