Nhiệt độ TP.HCM cao nhất từ đầu năm đến nay, Nam bộ nắng nóng như 'chảo lửa'
Một số chuyên gia nhận định, thị trường thế giới tuần qua đã có những đợt tăng mạnh liên tiếp với tổng mức tăng 201 USD/tấn đẩy giá cà phê kỳ hạn tháng 5 lên tới mốc lịch sử 3.559 USD/tấn. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó thị trường đã giảm tới 160 USD/tấn. Nếu nhìn vào khoảng chênh lệch khi chốt phiên so với giá đỉnh điểm, tuần này thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng.APL 2023: Saigon Phantom, V Gaming và Heavy HEAVY sẵn sàng chinh phục danh vọng
Đi về miền có nắng tập 4 có những nội dung cho thấy sau khi công ty của ông Phan xảy ra vụ cháy gây thiệt hại 100 triệu đồng, Ánh Dương đứng ra nhận trách nhiệm với vai trò quản lý. Dù vụ cháy là do sự bất cẩn của bà Xuân và chú bảo vệ gây ra. Bà Xuân cũng là người chăm con trai của Dương nên cô xem như mẹ.Ở vài diễn biến sau đó, ông Phan bị ngất đột ngột và phải nhập viện. Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng ông vẫn chưa tỉnh. Đình Phong vẫn túc trực bên cạnh bố và tỏ ra hối hận khi hay làm ông Phan phiền lòng. Lúc này Ánh Dương vốn gai mắt vì cho rằng Đình Phong vô trách nhiệm, không quan tâm gì đến bác Phan nên giữa họ thường xuyên đấu khẩu.Đi về miền có nắng tập 4 còn có những nội dung cho thấy Tường Vân tiếp tục đeo bám, quan tâm Đình Phong. Cô chạy đến tận bệnh viện cùng chăm sóc bố của "crush".Đi về miền có nắng tập 5 tối nay 10.1 lúc 20 giờ trên VTV3 hé lộ tiếp những nội dung cho thấy cuối cùng Đình Phong cũng chịu thay bố điều hành công ty. Nhưng anh đưa ra quyết định khiến Ánh Dương sốc là tuyên bố đuổi việc bà Xuân và chú bảo vệ.Một cảnh khác trong tập tối nay của Đi về miền có nắng là mẹ của Tường Vân lại lên Bảo Lộc để đặt để lại vị trí một số đồ vật trong quán cà phê và cả phòng ngủ của con gái theo phong thủy. Sự can thiệp thái quá của mẹ khiến cô tiểu thư không hài lòng.Đi về miền có nắng tập 5: Ánh Dương có cản được quyết định của Đình Phong?
'Lật mặt 7' của Lý Hải không quá hay vì sao doanh thu 'khủng'?
Giải chạy Nông thôn Việt Marathon "Nghệ An 2023 – Về miền Ví Giặm" có 4 cự ly: 5 km, 10 km, 21 km và 42 km. Xuất phát từ Quảng trường Hồ Chí Minh (TP.Vinh), người chạy sẽ được chạy trên cung đường ven sông Lam, phà Bến Thủy lừng lẫy một thời, thưởng ngoạn bình minh trên cầu Cửa Hội - cây cầu dây văng lớn nhất miền Trung với độ dài gần 5,3 km, nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Giải chạy hứa hẹn sẽ làm hài lòng nhiều người yêu khám phá, thích trải nghiệm tại thành phố bên bờ sông Lam hữu tình.
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Theo đó, tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua 19 người, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 phó chủ tịch Quốc hội, 12 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng 1 người so với hiện tại.
Hòa Minzy khóc nức nở khi lần đầu làm bốc vác ở chợ đầu mối Bình Điền
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.