$487
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tin tuc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tin tuc.Hiệp hội APacCHRIE trực thuộc International CHRIE (ICHRIE) là một tổ chức học thuật phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ ăn uống (F&B). Thông qua các hội nghị, tạp chí học thuật và cơ hội trao đổi cũng như thực tập, ICHRIE triển khai hàng loạt hoạt động đặc thù tại 7 nhánh khu vực trên thế giới, bao gồm: APacCHRIE (Châu Á - Thái Bình Dương), EuroCHRIE (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), và các nhánh tại Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi.Thành viên của ICHRIE đến từ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo về Du lịch như:Chính thức được APacCHRIE phê duyệt trở thành thành viên của Hiệp hội và là đại diện của Việt Nam trong tổ chức, TS. Nguyễn Công Minh đã tham dự cuộc họp Hội đồng APacCHRIE thường niên tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1.2025. Tiếp đó, TS. Nguyễn Công Minh sẽ tham gia Hội nghị APacCHRIE 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025 tại Chiang Mai (Thái Lan) với nhiều hoạt động hướng đến việc thúc đẩy kết nối và phát triển bền vững trong lĩnh vực Giáo dục Du lịch - Khách sạn. Đây sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoài bão của TS. Nguyễn Công Minh về việc đưa Giáo dục Du lịch của Việt Nam lên bản đồ Giáo dục Du lịch của thế giới.TS. Nguyễn Công Minh tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường Quản lý Khách sạn & Du lịch (SHTM), ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - một trong những trường đại học đào tạo Du lịch nằm ở Top đầu của thế giới và khu vực Châu Á, cụ thể:Công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2009, TS. Nguyễn Công Minh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Du lịch và hiện tại là Trưởng Ban Sau Đại học. TS. Nguyễn Công Minh đã tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Du lịch, đồng thời đã thực hiện nghiên cứu khoa học và có nhiều công bố quốc tế ISI trên các tạp chí Journal of Outdoor Recreation and Tourism, Journal of Tourism Insights, Anatolia - International Journal of Tourism and Hospitality Research,… Tại Hội nghị ISTTE 2024 - hội nghị thường niên lần thứ 43 do Hiệp hội các Nhà giáo dục Du lịch & Lữ hành Quốc tế - International Society of Travel & Tourism Educators (ISTTE) tổ chức, TS. Minh đã được trao giải Best Case Study cho đề tài "Strategic Influencer Marketing to Affluent Millennials" hay "Tiếp thị chiến lược qua người có tầm ảnh hưởng đến những người giàu thuộc thế hệ Millennials".Nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, TS. Nguyễn Công Minh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch và tham gia nhiều đề án quan trọng như:Bên cạnh công tác đào tạo và nghiên cứu, TS. Minh còn phối hợp tổ chức nhiều sự kiện nổi bật trong ngành Du lịch, có thể kể đến là:TS. Nguyễn Công Minh cũng vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP.Đà Nẵng (DCCA).Nỗ lực của nhiều thầy cô ở ĐH Duy Tân như của TS. Nguyễn Công Minh đã mang lại những hiệu quả nhất định, giúp ĐH Duy Tân trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Du lịch ở trong nước và quốc tế, với 2 chương trình đào tạo đạt kiểm định TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization):Mới đây nhất, lĩnh vực Quản trị Du lịch & Giải trí của ĐH Duy Tân đã được xếp trong Top 51-100 Thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2025. Chỉ có 3 ngành học của Việt Nam vinh dự được xếp hạng trong Top 100 Thế giới.Sự hiện diện của ĐH Duy Tân trong Hiệp hội APacCHRIE mang đến nhiều cơ hội kết nối quốc tế bên cạnh việc tăng cường vị thế học thuật về ngành Du lịch của nhà trường:tạo điều kiện cho thầy và trò ĐH Duy Tân tiếp tục nỗ lực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, góp sức nâng cao vị thế của Du lịch và Đào tạo Du lịch của Việt Nam trên bản đồ thế giới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tin tuc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tin tuc.Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. ️
Giải bóng đá vô địch H.Châu Đức mở rộng mừng Đảng, mừng Xuân 2023, tranh cúp Đa khoa Sài Gòn Châu Đức sẽ khai mạc vào ngày 24.12.2022 và kết thúc vào 7.1.2023.️
Từ 1.4 - 31.8, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Trường ĐH Việt Pháp) sẽ có 2 đợt tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ quốc tế, trong đó có 5 chương trình cấp song bằng Việt - Pháp, 1 chương trình cấp đơn bằng. Điểm khác biệt của các chương trình này là học viên có cơ hội thực tập tại nước ngoài, trong đó nhiều học viên sẽ được thực tập hưởng lương tại Pháp. TS Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Việt Pháp, cho biết năm nay nhà trường tuyển 120 chỉ tiêu chương trình thạc sĩ quốc tế, gồm: công nghệ sinh học (thực vật, y sinh, dược học), công nghệ thông tin - truyền thông, khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano, vũ trụ (viễn thám, công nghệ vệ tinh và vật lý thiên văn), khoa học môi trường ứng dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.Học viên theo học các chương trình song bằng sẽ được ghi danh tại cả USTH và một trường đại học đối tác tại Pháp, đồng thời nhận 2 bằng tốt nghiệp. Một của Trường đại học Việt Pháp, một của trường đối tác đối tác, là một trong số nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của Pháp.TS Nguyễn Thanh Hiền cũng cho biết, tất cả học viên của chương trình thạc sĩ quốc tế đều có cơ hội thực tập tốt nghiệp (6 tháng) tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ở Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản... Đặc biệt, nếu được nhận thực tập tại Pháp, theo quy định của luật pháp nước này, tất cả học viên thực tập đều có lương."Có tìm được vị trí thực tập ở nước ngoài hay không là do sự năng động của mỗi học viên cùng với sự hỗ trợ của các thầy (là giảng viên của các trường đối tác). Theo kinh nghiệm của các khóa trước thì hơn một nửa số học viên tìm được vị trí thực tập tại nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Pháp. Trải nghiệm thực tập ở nước ngoài không chỉ giúp học viên rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp mà còn là bước đệm vững chắc cho học viên tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu hóa hiện nay", TS Nguyễn Thanh Hiền nói. Xem đầy đủ thông tin về tuyển sinh chương trình thạc sĩ quốc tế của Trường ĐH Việt Pháp ở đây. ️