iPhone 15 Pro Max nhái giá 220 USD giống bản gốc đến 90%
Viên Vịnh Nghi vừa tái xuất màn ảnh rộng với phim mới OMG! Mom's Big News và có buổi quảng bá vào hôm 8.3. Theo HK01, nữ diễn viên 54 tuổi được hỏi về lý do không hợp tác với chồng - tài tử Trương Trí Lâm suốt nhiều năm qua. Khi nhắc đến khả năng cặp sao tái hợp trên màn ảnh, Hoa hậu Hồng Kông 1990 kiên quyết từ chối. Cô giải thích: "Tôi đã quyết định không làm việc cùng anh ấy trong nhiều năm. Thực tế, nhiều năm về trước, chúng tôi đã cố gắng làm việc cùng nhau trong phim nhưng có rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Tôi không muốn mang những xung đột đó về nhà".Tuy nhiên, Viên Vịnh Nghi cảm thấy thoải mái khi cùng chồng xuất hiện trên các chương trình giải trí. "Ở các chương trình tạp kỹ thì lại khác. Bạn có thể thoải mái nói ra sự thật. Nếu trong quá trình tham gia những show này, tôi có điều gì đó không thích, tôi có thể nói ra. Còn khi quay phim, bạn sẽ luôn phải nhập vai, từ đó hai bên sẽ có nhiều bất đồng vì góc nhìn khác nhau", bà mẹ một con chỉ ra điểm khác biệt. Đối với những cảnh thân mật của chồng với các nữ diễn viên khác trên phim, minh tinh 7X hài hước chia sẻ cô không bận tâm.Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm là một trong những cặp sao được săn đón hàng đầu làng giải trí Hồng Kông. Theo lời kể của minh tinh sinh năm 1971, cô và chồng gặp nhau trên phim trường A Warrior's Tragedy hồi 1993, họ có nhiều cơ hội tiếp xúc và sớm nảy sinh tình cảm. Cả hai đã trở thành một đôi vài tháng sau đó và âm thầm hẹn hò. Cặp đôi kết hôn vào năm 2001 và đón con trai hồi 2006.Hơn 30 năm bên nhau, Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm vẫn mặn nồng. Mỹ nhân phim Kim chi ngọc diệp dành nhiều lời có cánh khi nhắc về bạn đời. Cô từng chia sẻ ba điều yêu thích ở chồng: "Thứ nhất, anh ấy có văn hóa và đọc sách rất nhiều, vì vậy chúng tôi có nhiều thứ để nói với nhau. Thứ hai, anh ấy rất điềm tĩnh, đó là một sự cân bằng tuyệt vời đối với một người dễ bị kích động như tôi. Anh ấy giúp tôi bình tĩnh lại. Thứ ba, chúng tôi sẽ không bên nhau suốt 30 năm nếu không có khiếu hài hước của anh ấy. Ngay cả đến bây giờ, chúng tôi vẫn thường nói về những điều ngớ ngẩn và cười đùa cùng nhau". Tại sự kiện hồi tháng 12.2024, Viên Vịnh Nghi tiết lộ cô để Trương Trí Lâm quản lý tài chính trong gia đình vì chồng giỏi tính toán, đầu tư để sinh lời.Viên Vịnh Nghi sinh năm 1971, cô đăng quang Hoa hậu Hồng Kông 1990 rồi gia nhập TVB và tiến xa trên con đường diễn xuất. Nữ diễn viên ghi dấu ấn qua nhiều bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh như: Hoa Mộc Lan, Tiếu ngạo giang hồ (bản 2000), Tân Sở Lưu Hương, Phú quý môn, Kim chi ngọc diệp, Tuyệt đại song kiêu, Quốc sản 007… Trong khi đó, Trương Trí Lâm là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tại xứ cảng thơm. Ngôi sao 54 tuổi được nhiều khán giả yêu mến qua các bộ phim: Anh hùng xạ điêu (bản 1994, vai Quách Tĩnh), Đường về hạnh phúc, Thiên địa nam nhi, Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, Bao la vùng trời 2…Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Học sinh chương trình tiếng Anh tích hợp nhận chứng chỉ Pearson Edexcel với kết quả cao
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Buổi diễn cháy vé của Bryan Adams tại nhà thi đấu RAC Arena ở Perth đã bị hủy chỉ vài giờ trước khi nam ca sĩ từng đoạt giải Grammy bước ra sân khấu trong chuyến lưu diễn So Happy It Hurts, khiến hàng nghìn người hâm mộ thất vọng. Công ty cấp thoát nước Perth Water Corporation cho biết trong một tuyên bố: "Các nhân viên đang nỗ lực để thông tắc nghẽn do mỡ, dầu và giẻ rách, nguyên nhân gây ra một số vụ bít cống làm tràn nước thải" gần nhà thi đấu, đồng thời cảnh báo: "Mọi người nên tránh tiếp xúc với bất kỳ vũng nước nào vì đó có thể là nước thải".Fatbergs (từ ghép giữa chất béo và tảng băng trôi) hình thành theo thời gian khi những thứ không thể phân hủy được bị xả hoặc rửa trôi xuống cống thay vì được xử lý đúng cách.Tảng mỡ lớn có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng hệ thống cống rãnh của thành phố. Năm 2021, một tảng mỡ khổng lồ nặng 330 tấn đã gây ra thảm họa ở Birmingham, Vương quốc Anh khi làm tắc nghẽn cống rãnh của thành phố trong nhiều tuần.Bryan Adams xin lỗi người hâm mộ vì phải hủy bỏ sự kiện trong thời gian ngắn: "Tôi thực sự xin lỗi vì chúng tôi không thể trình diễn vào tối nay. Tôi rất mong được gặp tất cả các bạn". Nam ca sĩ viết trên Facebook hôm 9.2: "Tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Tôi sẽ trình diễn ngay khi có thể lên lịch lại".Ban tổ chức chương trình hứa sẽ hoàn lại tiền cho những người đã mua vé."Buổi hòa nhạc đêm qua không thể diễn ra do sự cố bên ngoài của Công ty cấp thoát nước Perth Water Corporation. Sự cố này không thể khắc phục kịp thời", Công ty đặt vé Frontier Touring cho biết hôm 10.2 trong một bài đăng trên Facebook, đồng thời nói thêm rằng tình trạng này làm RAC Arena được coi là "không an toàn cho khán giả".Bài đăng cho biết: "Việc hủy bỏ chương trình thực sự gây thất vọng và chúng tôi cảm ơn người hâm mộ vì đã thông cảm. Mặc dù mọi nỗ lực đã được thực hiện để chương trình diễn ra, nhưng vấn đề này nằm ngoài tầm kiểm soát của Bryan Adams, Frontier Touring và RAC Arena".Song, lời giải thích này đến quá muộn khiến những người tham dự buổi hòa nhạc thất vọng. Họ cho biết phải phải chờ đợi nhiều giờ bên ngoài địa điểm tổ chức trước khi buổi biểu diễn bị hủy bỏ, đài truyền hình ABC News đưa tin."Rõ ràng là vào đầu giờ chiều đã có vấn đề nghiêm trọng. Thật đáng xấu hổ khi bắt mọi người đứng bên ngoài địa điểm tổ chức trong nhiều giờ trước khi đưa ra quyết định", một người bình luận trên Facebook trả lời bài đăng của nhân viên đặt chỗ. Một người khác cho biết: "Thật thảm khốc… 15.000 người chờ đợi trên đường phố trong nhiều giờ"...Bryan Adams dự kiến biểu diễn ở Sydney vào 12.2, sau đó đến Brisbane và Melbourne trước khi chuyến lưu diễn của anh chuyển sang Mỹ vào tháng tới.
Bộ Công an yêu cầu Bình Thuận cung cấp hồ sơ các dự án cây xanh
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.