Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'
NSND Lệ Thủy chia sẻ với Thanh Niên, năm nay bà đón tết trong không khí đoàn viên ấm áp, khi các con, cháu từ Úc trở về thăm. Với nữ nghệ sĩ, tết là thời gian quý báu để gia đình sum vầy, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương.Ngày tết, nữ nghệ sĩ luôn giữ những món ăn truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua và đặc biệt là làm bì, món ăn gắn bó với bà từ thời thơ ấu. "Năm nào tôi cũng mua thịt về làm bì, bởi đây là món ăn quen thuộc mà bà ngoại tôi thường làm. Tôi được ảnh hưởng nhiều từ bà ngoại, những món bà từng nấu, giờ tôi cũng làm cho con cháu. Các con tôi cũng học theo và tiếp nối truyền thống này", nữ nghệ sĩ chia sẻ.Ở tuổi U.80, ngôi sao cải lương gạo cội tiết lộ sức khỏe của bà tạm ổn, dù mắc một số bệnh người già. Nữ nghệ sĩ cho biết niềm đam mê nghề vẫn luôn cháy bỏng nên bà duy trì đi hát để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, NSND Lệ Thủy không thể đi diễn thường xuyên như những năm trước vì nhiều lý do. "Bây giờ sân khấu cải lương không còn được như hồi xưa, không thể diễn hằng đêm. Trung bình một tuần, tôi hát 3, 4 điểm ở những sự kiện, hội chợ thương mại, những buổi tiệc... cho đỡ nhớ nghề. Tôi không câu nệ sân khấu lớn nhỏ, miễn được đem tiếng hát đến khán giả. Với tôi bây giờ, được đứng trên sân khấu là niềm vui", nữ nghệ sĩ tâm sự."Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam chia sẻ bà muốn hát để lưu dấu những kỷ niệm đẹp. Ngoài tham gia các chương trình ở TP.HCM, bà không ngại đi đến các tỉnh ở vùng sâu vùng xa. Với NSND Lệ Thủy, đây là cơ hội để bà mang lời ca tiếng hát đến gần hơn với những khán giả ít có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vô cùng hạnh phúc khi đi đến đâu cũng được khán giả chào đón, thương mến cái tên Lệ Thủy. Giọng ca Đời cô Lựu bộc bạch: "Một người lớn tuổi như tôi mà bầu sô vẫn còn mời đi diễn, nghĩa là khán giả vẫn còn thương mình. Khi tôi đi hát ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em nhỏ chạy lại thể hiện sự ái mộ, xin chụp hình kỷ niệm. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Người lớn yêu mến tôi là điều bình thường, nhưng khi các em nhỏ ái mộ mình như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động. Sự yêu thương, mến mộ của khán giả là nguồn động lực lớn lao để tôi tiếp tục cống hiến". Khi đứng trên sân khấu, NSND Lệ Thủy luôn mang đến những màn biểu diễn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nữ nghệ sĩ tâm sự, có những lúc mệt mỏi, đi không nổi, nhưng khi vừa bước ra sân khấu, bà lại cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Khi khán giả vỗ tay hưởng ứng, tự nhiên tôi quên mất mình bao nhiêu tuổi rồi. Tình cảm của khán giả là động lực để tôi vui, tôi khỏe, không còn thấy mệt mỏi nữa. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm mới là có sức khỏe, bởi có sức khỏe là có tất cả. Với tôi, được đi hát là một niềm vui nên nếu ai có mời mà tôi thấy mình đảm nhận được thì tôi đi. Khán giả còn thương thì tôi phải đi, chừng nào khán giả hết thương tôi mới hết đi hát", nghệ sĩ U.80 bày tỏ.Học thiết kế, kiến trúc trong thời AI có cần năng khiếu?
Đã trải qua 4 năm đi học xa nhà, nhưng lần nào hết tết phải vào lại thành phố, Nguyễn Thị Kim Tiền, quê ở tỉnh Quảng Nam, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng buồn da diết. “Mặc dù đã về nhà ăn tết hơn nửa tháng nhưng mình vẫn ước gì hôm nay mới 30 tết để được ở nhà thêm nhiều ngày nữa. Càng lớn, thời gian ở nhà ít dần nên lần nào có dịp về quê mình cũng trân trọng từng giây từng phút ở bên gia đình. Lúc về vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi đi lại buồn bấy nhiêu”, Tiền tâm sự.
Những lý do ngừng sử dụng hệ thống đèn RGB trên PC chơi game
Những ngày qua đoạn video được camera gia đình quay lại cảnh Tiến thức dậy vào lúc giữa đêm chăm 3 con gái để cho vợ ngủ đã nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều người gửi lời khen và ngưỡng mộ bố gen Z vì chăm con quá khéo.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Mới: Khách hàng VNDIRECT có thể tra cứu được thông tin tài khoản
Sáng 22.1, Bình Dương tổ chức hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025 với sự chủ trì của ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, học giả kinh tế… hàng đầu của VN.Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bình Dương vẫn kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 là 7,48%.Ông Minh cho rằng trong năm 2025, Bình Dương đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, cùng với những thách thức nội tại của nền kinh tế như chuyển đổi số, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Cùng đồng lòng bước vào kỷ nguyên chuyển mình của quốc gia, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025.Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm đưa Bình Dương tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương.Với quan điểm lấy tăng trưởng đột phá để phát triển bền vững nhằm thúc đẩy "kỷ nguyên vươn mình", Bình Dương quyết tâm vượt qua các thách thức và phấn đấu cao đạt tăng trưởng ở mức hai con số theo mục tiêu chung.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 của Bình Dương đạt từ 10%, riêng ngành công nghiệp tăng trưởng trên 12% và dịch vụ tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2024; quy mô nền kinh tế tỉnh ước đạt trên 572.442 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 195 triệu đồng/người.Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tối thiểu 10%/năm, đạt lần lượt khoảng 38.000 triệu đô la Mỹ xuất khẩu và 26.800 triệu đô la Mỹ nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 179.798 tỉ đồng, tăng tối thiểu 11%/năm, đạt 31,4% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, dự kiến tập trung mọi nguồn lực đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng cho khu vực đầu tư công…TS Trần Du Lịch nhận định, tăng trưởng kinh tế hai con số là một thách thức lớn đối với Bình Dương. Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, vấn đề căn cơ vẫn là chuyển mô hình công nghiệp hóa theo chiều rộng dựa vào đất đai và lao động giá rẻ sang mô hình công nghiệp hóa theo chiều sâu gắn với "chuyển đổi kép" (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - PV).Bình Dương phải nâng cấp 3 đột phá trong kỷ nguyên mới là đột phá về thể chế và môi trường đầu tư; đột phá về nâng cấp ngành công nghiệp và khu công nghiệp; đột phá về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị mới.Ngoài ra, TS Trần Du Lịch đề nghị Bình Dương cần phải có những giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu có tác động tăng GRDP trong năm 2025, như: Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong các dự án đầu tư; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, sớm đưa vốn đầu tư công vào thị trường; chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện cơ chế "liên kết ngân hàng - doanh nghiệp" để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; tập trung hỗ trợ về thủ tục, gỡ những vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu…