Khám phá phiên bản đồng hồ thông minh cao cấp nhất của Huawei
Sáng 17.1, TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử vụ "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ngụ TP.Cam Ranh) và bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) do có kháng cáo của ngân hàng này.Tại phần xét hỏi, phía nguyên đơn, ông Lê Quang Vinh (chồng bà Dương), tham dự phiên tòa, xác nhận số tiền thiệt hại là 46,9 tỉ đồng. Ông khẳng định bản án sơ thẩm được tuyên chuẩn xác, hợp lý.Trong khi đó, đại diện Sacombank đề nghị tòa chuyển hồ sơ vụ án sang cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank chi nhánh Cam Ranh và bà Dương trong việc cấu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng.Luật sư Mai Thị Thảo (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Dương) không đồng ý với quan điểm nêu trên của Sacombank. Vị luật sư đề nghị HĐXX phúc thẩm tiếp tục giải quyết vụ án này với lý do quá trình giải quyết vụ án, phía Sacombank có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra thông báo không thụ lý đơn của Sacombank (trong văn bản gửi đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024).Quá trình xét hỏi, đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa nêu ý kiến về 2 giao dịch phát sinh thời điểm chủ tài khoản đang đi du lịch ở Phú Quốc, cần phải chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét trách nhiệm hình sự của các cá nhân liên quan.Sau khi nghe ý kiến của các bên, HĐXX phúc thẩm hội ý và nhận định cần xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ là lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Hà để làm rõ hơn về 12 giao dịch mà nguyên đơn khởi kiện.Do đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa cấp phúc thẩm để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Thời gian mở lại phiên xét xử phúc thẩm sẽ được tòa phát thông báo tới nguyên đơn và bị đơn.Trước đó, ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên. Sau phần xét hỏi, vì lý do khách quan nên phiên tòa tiếp tục diễn ra vào ngày hôm nay (17.1).Tháng 7.2024, xét xử sơ thẩm, TAND TP.Cam Ranh tuyên bà Hồ Thị Thùy Dương thắng kiện Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc Sacombank trả cho nguyên đơn 26,9 tỉ đồng (trước đó ngân hàng đã tạm chi trả 20 tỉ đồng), đồng thời phải chi trả cho bà Dương hơn 7 tỉ đồng tiền lãi, bồi thường hơn 2,3 tỉ đồng và trả 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ngân hàng này đang giữ của vợ chồng bà.Tuy nhiên, Sacombank có đơn kháng cáo lại toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng bản án sơ thẩm đã đánh giá không khách quan các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình.Ông Tưởng Vạn An đắc cử thị trưởng Đài Bắc
Lãi suất của Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn cũng có thể làm giảm nhu cầu. Trong diễn biến khác, ngân hàng Goldman Sachs cũng cho biết không còn mong đợi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ nới lỏng một phần việc cắt giảm sản lượng tự nguyện vào tháng 6 tới. Theo Reuters, Goldman Sachs cho biết hàng tồn kho gần đây đã tăng bất ngờ và do đó, mô hình dự báo của họ hiện chỉ ước tính 37% khả năng xảy ra quyết định tăng sản lượng vào tháng 6. Goldman Sachs vẫn kỳ vọng giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu có kỳ hạn sẽ duy trì ở mức từ 75 - 90 USD/thùng và dự báo giá sẽ đạt trung bình 82 USD vào năm 2025.
Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?
Dưới đây là hình ảnh các VĐV thi đấu các nội dung trong ngày đầu tiên diễn ra hội thao:
Sáng 14.1, giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Theo đó, dầu Brent tăng 1,25 USD, tương đương 1,6%, lên 81,01 USD/thùng - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26.8.2024; dầu WTI tăng 2,25 USD, tương đương 2,9%, lên 78,82 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 12.8. Đáng lưu ý, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn đều đang nằm trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật (mức giá tăng quá cao so với giá trị thực - PV) ngày thứ 2 liên tiếp.Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế để thích ứng với lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với các nhà sản xuất và tàu chở dầu của Nga. Các lệnh trừng phạt mới này nhằm hạn chế doanh thu của Nga - nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới.Các phân tích nhìn nhận thị trường có sự lo ngại về gián đoạn nguồn cung, tuy vậy cũng cho rằng khó đoán định được điều gì xảy ra tiếp khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1 tới. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính trong năm 2024, các tàu là đối tượng của lệnh trừng phạt mới đã vận chuyển 1,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 25% lượng dầu xuất khẩu của Nga. Ngân hàng này dự báo giá dầu Brent dao động trong khoảng 70 - 85 USD/thùng và sẽ tăng theo chiều hướng tích cực.Đến nay, theo Reuters, có ít nhất 65 tàu chở dầu đã thả neo tại nhiều địa điểm, cả ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và Nga, kể từ khi Mỹ công bố gói trừng phạt mới.Trong nước, cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến sáng nay cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều thứ năm (ngày 16.1) có thể tăng mạnh. Ước tính đến hết phiên lúc rạng sáng 14.1, mức tăng của giá dầu so với giá bán trong nước là hơn 1.000 đồng/lít, mức tăng của xăng dao động từ 600 - 700 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, giá xăng dầu trong nước có lần tăng giá thứ 3 liên tiếp trong tháng cận tết Âm lịch.
Chàng trai trở thành triệu phú năm 19 tuổi
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.