Thêm một game mobile đề tài Ragnarok đổ bộ Việt Nam
Beta-sitosterol cũng đã được các nghiên cứu chứng minh là làm giảm các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt.
Quy định cấp sổ hồng cho condotel nhưng bỏ quên shophouse, officetel...
Mặc dù được xếp hạng là một trong những ứng dụng Google được tải xuống nhiều nhất, nhưng một sự cố gần đây của Google Maps đã khiến hàng trăm du khách lâm vào tình huống khó xử.Vấn đề xảy ra khi nhiều khách du lịch ở Ấn Độ, thay vì đến Đền Kollur Mookambika nổi tiếng, lại bị dẫn lạc đến ngôi làng Nandalike. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do Google Maps đã gán nhãn sai cho một ngôi đền nhỏ hơn ở Nandalike, khiến tài xế tin rằng họ đang đến đúng địa điểm.Chandan, một du khách từ Hyderabad, bức xúc chia sẻ: "Chúng tôi đã đi từ Hyderabad đến Udupi theo chỉ dẫn của Google Maps, nhưng lại kết thúc ở Nandalike. Điều này thật rắc rối, đặc biệt là vào ban đêm. Sự nhầm lẫn này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho chúng tôi".Đáng chú ý, một cư dân địa phương cho biết "hàng trăm phương tiện" đã bị chuyển hướng sai trong 3 tháng qua và một số người đã báo cáo sự cố với Google, mặc dù vậy công ty này vẫn chưa thực hiện khắc phục lỗi. Đây chắc chắn là một điều khó chịu cho người dùng, đặc biệt cho một trong những địa điểm du lịch phổ biến tại Ấn Độ.Sự cố nói trên cũng cho thấy, ngay cả khi Google Maps đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm đường, độ chính xác của nó cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người lái xe nên chú ý đến các biển báo đường bộ và thông tin địa phương để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.Vào ngày 23.11.2024, một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khiến 3 người đàn ông ở Ấn Độ thiệt mạng do rơi xuống sông khi lái xe trên cây cầu bị sập ở bang Uttar Pradesh. Báo cáo cho thấy nguyên nhân tai nạn đến từ việc nhóm người này đi theo chỉ dẫn trên Google Maps và đi nhầm vào một phần của cây cầu đã bị sập do lũ lụt xảy ra hồi đầu năm 2024. Trong khi người dân địa phương biết rõ tình trạng nên không sử dụng, ba nạn nhân không nắm được thông tin do đến từ nơi xa, kết hợp với việc đoạn cầu sửa chữa không có rào chắn hoặc biển báo nào nên dẫn đến tai nạn.
Đâu là chìa khóa giúp Việt Nam thắng lợi ở tuần 1 giải đấu PUBG Mobile SEA?
Chùa Vạn Phước gây ấn tượng với nhiều người bởi các hạng mục đặc sắc như: chiếc cổng tam quan có cặp rồng vàng 2 bên tả hữu đến khu chánh điện khang trang, hồ súng nằm trong khuôn viên, tượng Phật Di Lặc cao 12,45 m, Phật nằm, Quan Âm…
Theo đó, 11 dự án thủy điện nói trên gồm: Thượng Đăk Psi 1 ở H.Tu Mơ Rông; Tân Lập, Đăk Toa và Đăk Pô Nê 4 ở H.Kon Rẫy; Nước Trê ở H.Kon Plông; Sa Thầy 1, Sa Thầy 2 và Sa Thầy 3 ở H.Ia H'Drai; Đăk Glei, Đăk Ruồi 2 và Đăk Ruồi 3 ở H.Đăk Glei.11 dự án thủy điện này có công suất từ 3 MW đến 17 MW, tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 3.537 tỉ đồng.UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư.Tính đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 82 dự án thủy điện nhỏ và vừa, trong đó 29 thủy điện đã đi vào hoạt động. Trước đó, năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã xác định việc tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc ảnh hưởng tới môi trường, đất rừng. Địa phương này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện, chiếm hơn 1.158 ha đất rừng. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.Mặc dù năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng chủ trương khảo sát, đánh giá tiềm năng và lập hồ sơ bổ sung các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào quy hoạch, nhưng chỉ đạo này thực hiện chưa triệt để. Sau thời điểm ban hành văn bản, vẫn có 26 thủy điện được bổ sung quy hoạch trong năm 2020.Qua đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần rà soát, điều chỉnh, loại bỏ bớt các dự án thủy điện quy mô nhỏ và vừa, tránh nguy cơ xảy ra lũ lụt do thủy điện chiếm đất rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất tài nguyên rừng.
Những người miền Tây đánh đu trên ngọn dừa cao hàng chục mét để mưu sinh
Phản ánh đến PV Thanh Niên, người dân TP.Nha Trang bày tỏ bức xúc vì nhiều xe điện (xe bốn bánh có gắn động cơ điện) chở du khách vẫn ngang nhiên lưu thông trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Dù theo Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26.12.2024 của Chính phủ (gọi tắt Nghị định số 165), toàn bộ xe điện tại Nha Trang ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Ghi nhận của PV tối 27.2, trên tuyến đường Trần Phú vẫn xảy ra tình trạng những chiếc xe điện chở nhiều du khách từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ quan sát, có hàng chục lượt xe điện "vi vu" giữa đường phố. Thậm chí dừng, đỗ tại Quảng trường 2.4 để đón trả khách.Đáng nói, trước đó ngày 10.1, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa (nay là Sở Xây dựng) có thông báo đến các đơn vị tham gia thí điểm xe điện chở du khách và đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ Nghị định số 165.Theo quy định của Nghị định 165, các xe bốn bánh gắn động cơ điện chở khách ở Nha Trang nói riêng và loại hình vận tải này nói chung chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h, thời gian và phạm vi hoạt động do UBND tỉnh Khánh Hòa quy định. Trong khi trên địa bàn TP.Nha Trang không có tuyến đường nào đáp ứng yêu cầu về giới hạn tốc độ theo quy định, vậy nên toàn bộ xe điện trên địa bàn thành phố ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Chu Văn An, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết Sở đã phối hợp, hướng dẫn, phổ biến nội dung quy định của Nghị định 165 tới các đơn vị tham gia thí điểm và đơn vị kinh doanh vận tải để theo dõi thực hiện. Ông Chu Văn An nhấn mạnh, trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng tiến hành xử lý theo quy định. Nếu có khó khăn, kiến nghị, các đơn vị cần đề xuất tới cơ quan có thẩm quyền.Được biết, trước khi "lệnh cấm" có hiệu lực, trên địa bàn TP.Nha Trang có 33 xe điện của 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Sao Mai; Công ty CP Du lịch khoáng nóng Nha Trang Seafood F17, Công ty CP Đầu tư ChampaGroup tham gia thí điểm. Các xe điện này hoạt động cố định trên các tuyến đường trung tâm TP.Nha Trang và một số điểm tham quan nội thị, được đăng ký biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định.Cơ quan chức năng nhận thấy, dù xe điện đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông. Tính cơ động của xe không cao nên dễ gây ùn tắc; việc chấp hành quy định về tuyến đường được phép hoạt động cũng còn hạn chế.

Vì sao trường phát đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'?
‘Ông chủ' Masan, Hòa Phát quay trở lại danh sách tỉ phú USD
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".
Suy thận: lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo
Tại miền Bắc, giá heo hơi thấp nhất 68.000 đồng/kg tại Nam Định, Ninh Bình và Lào Cai. Trong khi đó có đến 7 địa phương duy trì mức cao nhất 70.000 đồng/kg gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hải Dương và Hưng Yên. Các tỉnh còn lại đồng giá 69.000 đồng/kg.Trong khi đó, 69.000 đồng/kg lại là giá heo hơi cao nhất tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, ghi nhận tại Thanh Hóa và Lâm Đồng. Các tỉnh thành gồm Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa có giá heo hơi 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Những tỉnh thành còn lại đồng giá 68.000 đồng/kg.Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 1.000 đồng lên 69.000 đồng/kg bằng với Đồng Nai, Tây Ninh và Kiên Giang. Tại An Giang, giá heo hơi cũng tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, đây là mức giá phổ biến của các tỉnh thành trong khu vực này. Các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh đồng giá 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi bình quân cả nước hiện 68.200 đồng/kg. Giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 69.500 đồng/kg ở miền Bắc và 67.000 đồng/kg ở miền Nam.Tại TP.HCM, ở các chợ đầu mối, giá heo mảnh từ 85.000 - 88.000 đồng/kg. Giá một số mặt hàng thịt heo phổ biến tại các chợ lẻ như: ba rọi 166.000 đồng/kg, sườn non 182.000 đồng/kg, sườn già 111.000 đồng/kg, nạc vai 115.000 đồng/kg, nạc đùi 119.000 đồng/kg… Công ty Vissan cho biết, mùa tết năm nay công ty dự kiến cung cấp gần 930 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với năm trước. Bên cạnh đó là 3.700 tấn thực phẩm chế biến, tăng 8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, từ ngày 26 - 28.1 (ngày 27 - 29 tết), Vissan sẽ áp dụng chương trình giảm giá sâu lên đến 30% cho khách hàng, trong giai đoạn trước và sau tết là các chương trình giảm giá từ 10 - 20% tại các siêu thị và điểm bán trên toàn quốc.
Biên độ XSMB
Từ nay đến trước ngày 25.3.2025, khi mua vé sớm, khách sẽ được hưởng ngay ưu đãi 10%. Đặc biệt, nếu có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group (1.8.1975), khách sẽ nhận được mức ưu đãi đến 20% cho tối đa 10 vé. Lượng vé ưu đãi bán trước có giới hạn nên đã có hàng ngàn vị khách nhanh tay đặt mua sớm.Một khách hàng ở quận 4, TP.HCM, chia sẻ: "Quy trình đặt vé online của Saigontourist Group rất đơn giản và tiện lợi. Nhân viên tổng đài tư vấn nhiệt tình, giao vé tận nơi theo thỏa thuận hai bên".Ngoài hình thức đặt vé online qua hotline, Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 còn bố trí các địa điểm bán "offline" trực tiếp cho khách hàng. Trước mắt, khách có thể đến mua vé trực tiếp tại: gian hàng của Saigontourist Group trong khuôn khổ Lễ hội Việt - Nhật năm 2025 diễn ra từ ngày 8 - 9.3.2025 tại Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM); Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Q.7, TP.HCM) và các cơ sở dịch vụ thuộc Làng du lịch Bình Quới, gồm Khu Du lịch Bình Quới 1, 2, 3, Khu Du lịch Tân Cảng và Khu Du lịch Văn Thánh."Đặt mua vé sớm vừa được hưởng ưu đãi từ chương trình, lại vừa tiết kiệm thời gian, đến nơi là vào cổng dự hội ngay, nhanh hơn nhiều so với khi bạn đến nơi rồi phải xếp hàng mua vé tại cổng lễ hội", chị Đào Thị Tiên ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết thêm, năm nay chị sẽ cùng gia đình trải nghiệm metro, đi từ nhà lên ga Bình Thái, sau đó xuống tại ga Văn Thánh, vào ngay cổng sau lễ hội, tránh được cảnh đông đúc tại bãi giữ xe nếu phải tự lái xe từ nhà lên.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 - 1.8.2025).Lễ hội cũng là sự kiện văn hóa ẩm thực quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam vinh dự nhận được các giải thưởng danh giá của Giải thưởng ẩm thực thế giới (World Culinary Awards): Giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất châu Á" ba năm liên tiếp 2022, 2023, 2024 và giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới" hai năm liên tiếp 2023, 2024. Năm ngoái, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2024 đã tiếp đón, phục vụ hơn 60.000 lượt khách; hai ngày trước giờ lễ hội chính thức mở cửa phục vụ công chúng, số vé bán trước đã đạt mức 10.000 vé."Qua các kỳ lễ hội đã được tổ chức từ những năm trước cho đến nay, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đã khẳng định là một sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách trong và ngoài nước. Đây vừa là sự kiện phục vụ nhu cầu ẩm thực, giải trí của cộng đồng người dân mà còn là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh du lịch TP.HCM và Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đất nước ta", ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Saigontourist Group, trưởng ban chỉ đạo lễ hội, cho biết.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 sẽ vượt qua các kỳ lễ hội trước đây về số lượng các món ăn, thức uống, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông - Tây Bắc, sinh hoạt "Trên bến dưới thuyền" đậm chất Nam bộ...Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế. Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí.Liên hệ các điểm bán vé chính thức: Khu Du lịch Bình Quới 1: 0901 889 701; Khu Du lịch Bình Quới 2: 0901 889 702; Khu Du lịch Bình Quới 3: 0901 889 703; Khu Du Lịch Tân Cảng: 0901 889 704; Khu Du Lịch Văn Thánh: 0901 889 705. Hoặc liên hệ số hotline: 0901 889 709 - 0855 556 879.Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vn
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư