Khoảnh khắc dễ thương của nữ sinh phố núi mờ sương
Gần một nửa số phụ nữ tham gia đã báo cáo tình trạng giảm ham muốnTài xế lái xe Kia Morning chạy ngược chiều, quyết không quay đầu khi bị nhắc nhở
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội đã điều trị thành công, giúp hàng nghìn phụ nữ hiện thực hóa giấc mơ làm mẹ.20 giờ thứ ba, ngày 4.3.2025 các chuyên gia trong lĩnh vực IVF và Sản Phụ khoa: ThS.BS Nguyễn Lệ Thủy, BS Nguyễn Huy Hoàng, BS Dương Việt Bắc sẽ chia sẻ những kỹ thuật điều trị vô sinh nữ mới bậc nhất hiện nay và những lưu ý khi mang thai IVF.Chương trình được phát sóng trên Website: thanhnien.vn, tamanhhospital.vn, vnvc.vn. Livestream trên các Fanpage: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn; Youtube: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC và Tiktok: Báo Thanh Niên cùng nhiều kênh truyền thông uy tín khác.Mời độc giả đón xem và đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ hotline Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024 3872 3872 - 0247 106 6858 (HN)/ 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM) để được tư vấn.
Vì sao phải xét nghiệm ADN cừu, dê, ngựa trong bột cá?
Tối 12.2, CLB Nam Định tiếp đón CLB Sanfrecce Hiroshima trên sân Thiên Trường, ở trận đấu thuộc lượt đi vòng 16 đội - giải AFC Champions League 2 (Cúp C2 châu Á). HLV Vũ Hồng Việt điền tên đến 8 ngoại binh trong đội hình ra sân của đội bóng thành Nam. Phía ngược lại, đội hình xuất phát của đại diện Nhật Bản chỉ có 1 tiền vệ người Đức và 1 chân sút nhập tịch.CLB Nam Định có nhiều “Tây” nhưng chỉ nhỉnh hơn đối phương về tỷ lệ kiểm soát bóng, còn về mặt thế trận thì hai đội tỏ ra khá cân bằng. Cơ hội đáng chú ý đầu tiên thuộc về CLB Sanfrecce Hiroshima. Ở phút thứ 4, từ cú treo bóng của đồng đội, Higashi Sunki tung chân vô lê đẹp mắt, nhưng rất tiếc bóng đi vọt xà ngang.Đến phút thứ 6, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt đã có câu trả lời. Các cầu thủ đội Nam Định có pha phản công nhanh và ban bật nhuần nhuyễn trước vòng cấm đối thủ, Hendrio nhả gót để Rogerio Santos băng lên dứt điểm đưa bóng đi chệch cột trong gang tấc.Trong thời gian còn lại của hiệp 1, hai đội vẫn chơi đôi công và gây sóng gió ở vòng cấm của đối phương, nhưng không có tình huống nào thực sự nguy hiểm được tạo ra. Trận đấu bước vào giờ nghỉ với tỷ số hòa 0-0.Bước vào hiệp 2, cả hai đội đều muốn tăng tốc độ trận đấu để tìm kiếm bàn thắng. Phút 61, Brenner có cơ hội khá tốt sau nỗ lực của Văn Vĩ, nhưng chân sút Brazil không thể tung ra một cú dứt điểm đủ lực để hạ gục thủ môn đối phương. Phút 65, từ cú treo bóng của đồng đội, Sho Sasaki chọn vị trí tốt và đánh đầu cận thành nhưng thủ môn Trần Nguyên Mạnh đã phản xạ xuất thần để cứu một bàn thua trông thấy cho CLB Nam Định.Đến phút 73, CLB Sanfrecce Hiroshima có bàn thắng khai thông bế tắc sau nhiều nỗ lực tấn công. Cầu thủ vào sân thay người Sota Nakamura bứt tốc bên cánh phải và tung cú dứt điểm chéo góc rất căng để đánh bại thủ môn Nguyên Mạnh, đưa đại diện của Nhật Bản vươn lên dẫn trước 1-0.Phút 88, Satoshi Tanaka độc diễn trước hàng thủ CLB Nam Định và dứt điểm quyết đoán nhân đôi cách biệt cho CLB Sanfrecce Hiroshima. Phút 90+1, hàng thủ đội bóng thành Nam mắc sai lầm, Sota Koshimichi chớp thời cơ để nâng tỷ số, ấn định chiến thắng với tỷ số 3-0 cho đại diện của Nhật Bản.CLB Nam Định sẽ đá trận lượt về trên sân nhà của CLB Sanfrecce Hiroshima vào ngày 19.2.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (1979); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (1986); Trước đèn (1992); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1999). Chuyên luận: Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (1985).
Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo lấy hơn 90 tỉ đồng của người sử dụng
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.