Kết quả Liverpool 1-0 Man City, Ngoại hạng Anh: Hấp dẫn hơn 'Siêu kinh điển'
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong giai đoạn từ ngày 31.3 - 4.4, xuất hiện 1 đợt nắng nóng diện rộng ở khu vực Tây Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên.Nhiều cổ phiếu tăng trần liên tục, doanh nghiệp giải trình 'không biết nguyên nhân'
Trái với sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, doanh số bán ô tô hybrid lại sụt giảm so với tháng 1.2025. Dù vậy, trật tự cạnh tranh vẫn không có nhiều xáo trộn. Các hãng xe Nhật Bản tiếp tục cho thấy, sự áp đảo với Toyota là thương hiệu bán được nhiều xe hybrid nhất trong tháng 2.2025.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, trong tháng 2.2025, doanh số bán ô tô mới các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 21.606 xe ô tô các loại, tăng 2.713 xe tương đương khoảng 14% so với tháng 1.2025. Trong đó, ô tô hybrid - xe sử dụng hệ thống động cơ xăng kết hợp mô-tơ điện (gồm mild-hybrid, plug-in hybrid và hybrid) chiếm 756 xe, tương đương khoảng 3,5% tổng lượng ô tô mới các loại tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 2.2025.So với tháng đầu năm 2025, lượng ô tô hybrid bán ra tại Việt Nam giảm 148 xe, tương đương 16,4%. Hiện tại, hầu hết các mẫu mã ô tô hybrid đang phân phối tại Việt Nam được nhập khẩu, do đó một số mẫu mã cũng gặp khó khăn do hạn chế về nguồn cung. Bên cạnh đó, mặt bằng ô tô hybrid thường cao hơn các phiên bản còn lại thuộc cùng mẫu mã, do đó cũng khó có thể kỳ vọng doanh số xe hybrid có thể đạt được như xe chỉ sử dụng động cơ đốt trong.Ngoài ra, khác với ô tô điện vừa được Chính phủ tiếp tục áp dụng ưu đãi về lệ phí trước bạ, ô tô hybrid đến nay vẫn chưa có chính sách ưu đãi đặc thù để tạo điều kiện phát triển tại Việt Nam. Trong khi đó, tại một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… ô tô hybrid đều được hưởng ưu đãi, miễn giảm một số loại thuế, phí.Không có nhiều thay đổi đáng chú ý trên thị trường ô tô trong tháng 2.2025, vì vậy tương tự những tháng trước đây, phân khúc ô tô hybrid vẫn chứng kiến sự áp đảo của các thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda và Suzuki… Trong khi đó, một số hãng xe khác như Mercedes-Benz, Hyundai, Volvo… cũng phân phối ô tô hybrid tại Việt Nam nhưng không công bố doanh số.Xét theo thương hiệu, Toyota là hãng bán nhiều ô tô hybrid nhất tại Việt Nam trong tháng 2.2025 với 433 xe bán ra. Suzuki xếp thứ hai với 166 xe, tiếp theo là Honda (đạt 150 xe) và KIA (đạt 7 xe).Trong khi đó, nếu xét theo từng mẫu mã, trong tháng 2.2025 bản hybrid của Toyota Innova Cross là mẫu xe hybrid bán chạy nhất Việt Nam với doanh số đạt 192 xe.Suzuki XL7 Hybrid xếp thứ 2 với 166 xe, giảm 56 xe so với tháng 1.2025. Vị trí thứ 3 thuộc về Toyota Corolla Cross Hybrid với doanh số đạt 143 xe. Honda CR-V e:HEV RS xếp thứ 4 khi đã bán được 132 xe trong tháng 2.2025. Toyota Camry Hybrid đạt 80 xe gần như tương đương lượng xe bán ra trong tháng 1.2025, qua đó tiếp tục xếp vị trí thứ 5.Cộng dồn 2 tháng đã qua của năm 2025, doanh số bán ô tô hybrid tại Việt Nam đạt 1.660 xe.
Ngôi sao Giáng sinh trong truyền thuyết dưới góc độ thiên văn như thế nào?
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra lộ trình cụ thể về thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2030 của Chính phủ.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học sinh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, tiếp cận các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quảng bá hình ảnh TP ra thế giới, tuyên truyền chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT.Cũng trong lộ trình này, Sở GD-ĐT có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.Ưu tiên nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thu hút, quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa.Tham gia và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho ngành.Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp, tăng cường hợp tác song phương, đa phương; đa dạng hình thức hợp tác cùng với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.Trong đó, Sở GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình nước ngoài hoặc dạy chương trình của Việt Nam bằng tiếng nước ngoài…
Chỉ huy quân đội Iran nói chỉ dùng vũ khí lỗi thời trong vụ tấn công Israel
Ngày 9.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã triển khai quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Cao Thanh Sang, cựu Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT Sóc Trăng để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, chứng kiến cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc, ông Sang được đưa về nhà riêng trên đường Trương Công Định, P.2, TP.Sóc Trăng để chứng kiến khám xét nơi ở.Trước đó, ngày 19.3.2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Sở GTVT Sóc Trăng. Việc khởi tố để điều tra, làm rõ đơn tố giác tội phạm của một doanh nghiệp liên quan đến một cán bộ của đơn vị này nhận hối lộ khoảng 4 tỉ đồng.Người tố cáo là T.T.S, Chủ tịch HĐTV, kiêm Giám đốc Công ty S.P (có trụ sở tại Sóc Trăng). Ông S. tố giác ông Sang có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp của ông để nhận tiền cấp phù hiệu.Theo nội dung tố giác, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, ông S. nộp thủ tục xin cấp phù hiệu tại Sở GTVT Sóc Trăng thì luôn bị cấp chậm và gây khó khăn về thủ tục. Sau nhiều lần bị gây khó khăn, ông S. chủ động tìm gặp một cán bộ có thẩm quyền ký, cấp phù hiệu cho các xe hoạt động kinh doanh thuộc sở này để xin được cấp phù hiệu nhanh chóng, đúng thời gian, không gây khó dễ.Ông Sang được cho là đồng ý với đề nghị để cấp phù hiệu nhanh gọn, mỗi xe được cấp phù hiệu phải nộp số tiền 500.000 đồng. Do lo sợ gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên ông S. đồng ý đưa tiền theo yêu cầu. Tổng số xe do công ty của ông S. quản lý từ 280 đến 1.800 đầu xe (tùy thuộc từng thời điểm và nhu cầu vận tải).Ông S. đưa tiền cho cán bộ này từ đầu năm 2015 đến đầu năm 2023, số tiền đưa được tính hằng tháng, mỗi tháng từ 3,5 - 90 triệu đồng (tùy vào số lượng xe được cấp). Tổng số tiền ông S. đã đưa ước tính khoảng 4 tỉ đồng. Cho rằng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn doanh nghiệp để nhận tiền cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải là trái quy định pháp luật, doanh nghiệp đã làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tố giác hành vi nhận hối lộ.