Điều trị u lành vùng da đầu bằng phẫu thuật tạo hình
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Phó TGĐ Sơn Hà: Nhà máy pin VinES ngang tầm Tesla
Hơn 8 năm kể từ khi Angelina Jolie đệ đơn ly hôn Brad Pitt với lý do có những khác biệt không thể hòa giải, cuối cùng cặp đôi này đã đạt được thỏa thuận ly hôn. James Simon - luật sư của nữ diễn viên phim Maria chia sẻ: "Hơn 8 năm trước, Angelina Jolie đã đệ đơn ly hôn Brad Pitt. Cô ấy và các con đã để lại tất cả tài sản mà họ chia sẻ với ông Pitt rồi kể từ đó, cô ấy tập trung vào việc tìm kiếm sự bình yên và chữa lành cho gia đình họ". Vị này tiếp tục: "Đây chỉ là một phần của một quá trình dài đã bắt đầu từ 8 năm trước và vẫn đang tiếp diễn. Thành thật mà nói, Angelina đã kiệt sức nhưng cô ấy cảm thấy nhẹ nhõm khi phần này đã kết thúc".Nguồn tin thân cận của minh tinh 49 tuổi tiết lộ: "Cô ấy không nói xấu người cũ trước công chúng hay lúc riêng tư. Cô ấy đã cố gắng hết sức để trở nên tươi sáng hơn sau một thời gian tăm tối". Trong khi đó, người đại diện của Brad Pitt từ chối xác nhận hay đưa ra bình luận về thông tin kể trên. Angelina Jolie đệ đơn chấm dứt hôn nhân với Brad Pitt vào ngày 19.9.2026, vài ngày sau chuyến bay riêng mà nữ diễn viên cáo buộc chồng đã ngược đãi cô và 6 đứa con của họ. Tuy nhiên, tài tử 6X đã không bị chính quyền buộc tội sau các cuộc điều tra diễn ra thời điểm đó và Jolie đã từ chối truy tố. 4 tháng sau đó, cặp sao phim Ông bà Smith đưa ra một tuyên bố chung cho biết họ đã đạt được thỏa thuận giải quyết vụ ly hôn khi cùng trao đổi riêng và sẽ giữ bí mật các thông tin chi tiết về vụ ly hôn bằng cách sử dụng một thẩm phán tư nhân. Các bên liên quan và luật sư của họ phải ký thỏa thuận bảo vệ quyền riêng tư của con cái và gia đình nổi tiếng này. Tuy nhiên, quá trình Brangelina ly hôn không diễn ra êm xuôi mà trở thành cuộc chiến nảy lửa kéo dài suốt nhiều năm. Theo People, trước thỏa thuận bảo mật năm 2017, cặp tài tử - minh tinh hàng đầu Hollywood đã vướng vào các cuộc đàm phán ly hôn căng thẳng, tập trung vào các vấn đề quyền nuôi con và đưa ra những cáo buộc gay gắt trong hồ sơ nộp lên tòa án cấp cao ở Los Angeles (Mỹ). Vào tháng 1.2017, họ đã đồng ý niêm phong các hồ sơ nhạy cảm liên quan đến 6 người con chung.Đến năm 2019, cả hai được tuyên bố là người độc thân hợp pháp. Những năm sau đó, họ liên tục vướng tranh chấp quyền nuôi con cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến điền trang và nhà máy rượu vang trị giá 164 triệu USD tại Pháp.Giờ đây, Angelina Jolie và Brad Pitt đều đã có cuộc sống riêng. Sau khi cặp đôi "đường ai nấy đi", 6 con chung của họ sống với mẹ còn tài tử phim Fight Club có quyền thăm nom. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nam diễn viên và các con được cho là bất ổn, ngày càng lạnh nhạt sau nhiều năm xa cách. Thậm chí, ba con gái Zahara, Shiloh và Vivienne được phát hiện đã bỏ họ cha. Trong khi đó, Pax Thiên và Maddox cũng được cho là bất hòa với Brad Pitt. Hiện tài tử 61 tuổi đang hẹn hò Ines de Ramon.
Cô sinh viên rút ra bài học: Không sợ thất bại...
Tập 12 Người kể chuyện tình lên sóng với màn tranh tài của 3 thí sinh gồm Hiền Anh, Hương Nhật Quỳnh và Vũ Trà. Họ sẽ thể hiện các ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, dưới phần đánh giá của danh ca Thái Châu, NSƯT Vân Khánh và ca sĩ Dương Hồng Loan. Trong đêm tranh tài, Hương Nhật Quỳnh chọn ca khúc Bóng hồng Việt Nam để trình diễn. Cô hóa thân thành một nữ ca sĩ tài năng, duyên dáng trong tà áo dài truyền thống, được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Võ Ngọc Tân thủ vai) nâng đỡ. Chính vẻ đẹp của cô trở thành nguồn cảm hứng bất tận để nhạc sĩ sáng tác nên ca khúc này.NSƯT Vân Khánh trầm trồ trước nhan sắc xinh đẹp của Hương Nhật Quỳnh. Thậm chí, nữ giám khảo còn hài hước khuyên đàn em thử sức ở một cuộc thi hoa hậu. “Nghe chất giọng của bạn là biết bạn hát nhạc trẻ, mặc dù hát thể loại không đúng sở trường nhưng bạn hát dân ca có một sự lúng liếng, nũng nịu và chất giọng khàn nghe rất lạ tai”, Vân Khánh bày tỏ.Theo dõi Hương Nhật Quỳnh từ đầu chương trình, danh ca Thái Châu ngạc nhiên trước sự tiến bộ của nữ ca sĩ khi thể hiện dòng nhạc dân ca. Đồng quan điểm, giám khảo Dương Hồng Loan bất ngờ khi biết Hương Nhật Quỳnh lần đầu hát dân ca nhưng nghe “ngọt sớt” vì “độ luyến láy trau chuốt, tỉ mỉ và có phần điệu đà trong từng câu hát”.Dành nhiều lời khen ngợi đến Hương Nhật Quỳnh về giọng hát song Dương Hồng Loan hài hước nhắc nhở: “Bạn thể hiện ca khúc Bóng hồng Việt Nam rất thành công, nhưng bạn đừng làm diễn viên nha, hãy làm ca sĩ thôi”. Tiếp lời nữ giám khảo, danh ca Thái Châu nhấn mạnh: “Hương Nhật Quỳnh phải làm ca sĩ nổi tiếng để cho ngành âm nhạc của chúng tôi có một mỹ nhân”.Với phần thể hiện này, Hương Nhật Quỳnh nhận 29,5 điểm từ phía ban giám khảo. Điểm số này giúp nữ thí sinh tiếp tục bước vào tranh tài ở bán kết Người kể chuyện tình.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.
Những tấm lòng vàng 4.9.2023
Nhận định trên được ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trao đổi tại hội nghị báo cáo viên toàn quốc tháng 3.2025, tổ chức tại TP.HCM ngày 8.3.Tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thông tin khái quát những kết quả ban đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy và những vấn đề đặt ra với công tác tuyên giáo, dân vận trong tình hình mới.Thời gian qua, ngành tuyên giáo và dân vận đã mở các cuộc nghiên cứu dư luận xã hội về tinh gọn bộ máy. Kết quả cho thấy đa số người dân và bạn bè quốc tế đều đồng tình ủng hộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên tuy có trăn trở khi phải thay đổi công việc, vị trí công tác nhưng đến nay đã cơ bản đồng thuận vì lợi ích chung."Các ý kiến đồng tình đây là cơ hội lịch sử, cơ hội vàng để thúc đẩy đất nước phát triển", ông Nghĩa cho biết.Những ngày qua, dư luận quan tâm về việc sáp nhập các tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết tinh thần sắp xếp là bám sát Kết luận 121 của Trung ương Đảng và Kết luận 127 của Bộ Chính trị với tinh thần "không bàn lùi, chỉ bàn làm và làm tốt hơn".Nhận định các quyết định đưa ra trong thời gian ngắn, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết việc này có cơ sở nghiên cứu, xem xét toàn diện các yếu tố từ lịch sử, văn hóa, truyền thống, kinh tế, xã hội, tập quán và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo và tuân thủ quy định của pháp luật về địa lý tự nhiên và quy mô dân số, đặc biệt là quy mô kinh tế, trình độ nhân lực. Việc đặt tên đơn vị hành chính mới không phải cứ lấy tên đầu tỉnh này lắp tên đầu tỉnh kia mà có thể có tên mới, thể hiện khát vọng phát triển, tinh thần hội nhập."Phải xóa bỏ những tư tưởng cục bộ như tại sao tỉnh giàu mà phải nhập vào tỉnh nghèo. Sắp xếp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì chính địa phương của mình, vì yêu cầu nhiệm vụ để phát triển cho nhân dân nơi ấy", Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhìn nhận.Theo định hướng của Bộ Chính trị, việc sắp xếp phải xét đến yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, vị trí bảo vệ Tổ quốc... Ông Nghĩa nhấn mạnh việc sáp nhập nhằm mở rộng không gian phát triển mới, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và định hướng phát triển trong giai đoạn mới.Bên cạnh đó, việc sáp nhập phải hài hòa giữa các địa phương, hướng tới việc nâng đỡ cùng phát triển, giúp các địa phương tự lực tự cường. Trung ương sẽ có nguồn lực phát triển tốt hơn cho khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, những tỉnh trọng yếu về an ninh quốc phòng. Chia sẻ thêm về tổ chức bộ máy hành chính mới, ông Nghĩa cho biết việc phân cấp sẽ được thực hiện mạnh mẽ, cấp xã được tăng nhiều thẩm quyền hơn. "Như tinh thần của Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo là không để người dân tìm chính quyền mà chính hệ thống chính trị đến người dân. Bám sát tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm để hoàn thiện thể chế", ông Nghĩa nói. Cũng tại hội nghị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Thành ủy TP.HCM phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Tự hào Việt Nam".Cuộc thi diễn ra từ tháng 3 - 8.2025, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Đồng thời, giới thiệu về những thành tựu to lớn của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng sau 50 năm ngày thống nhất đất nước.Thông qua đó, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.