Tại sao HLV Hoàng Anh Tuấn không thể tạm quyền dẫn dắt đội tuyển Việt Nam?
Công ty khởi nghiệp Atomo có trụ sở tại Seattle này đã phát triển một loại "cà phê phân tử" hứa hẹn tạo ra một tách cà phê ngon hơn mà không cần phải trồng cà phê. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp nội dung bài viết này bạn nhé!Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 3.1.2024
Trong video của ê kíp chương trình cung cấp, nữ diễn viên 74 tuổi phải ngồi xe lăn, ho liên tục, khuôn mặt lộ vẻ đau đớn, thậm chí có lúc nôn ói. Ê kíp ngay lập tức mời bác sĩ tới kiểm tra và sau đó bà được chuyển đến cơ sở y tế để chăm sóc. Trong thời gian này, bà vẫn tiếp tục bị nôn ói, chóng mặt. "Minh tinh không tuổi" cho biết có thể trong thời điểm ghi hình bà đã hít phải bụi xây dựng, từ quá trình trang trí xe buýt của chương trình, khiến bản thân bị dị ứng. Dưới bài viết của Sohu, nhiều người hâm mộ Lưu Hiểu Khánh bày tỏ sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của thần tượng.Dù sức khỏe không tốt nhưng Lưu Hiểu Khánh vẫn nhất quyết quay trở lại trường quay sau nửa ngày điều trị. Sự chuyên nghiệp và tận tâm của bà khi làm việc khiến nhiều người khen ngợi. Trong lĩnh vực giải trí, các nghệ sĩ cũng thường xuyên phải làm việc trong môi trường phức tạp như tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, đạo cụ nguy hiểm; quay cảnh hành động, cháy nổ... Môi trường làm việc này thường tiềm ẩn nhiều yếu tố gây hại như bụi, khí độc hại, tai nạn… Sau sự việc của Lưu Hiểu Khánh, nhiều trang tin Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về việc tăng cường giám sát môi trường làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nghệ sĩ, người lao động.
Cô bé bị tự kỷ có IQ cao hơn cả nhà bác học
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là đội bóng đặc biệt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025. Thầy trò HLV Tạ Hồng Hà là đội cuối cùng vượt qua vòng bảng (nằm trong nhóm các đội thứ ba có thành tích tốt nhất), nhưng lại là đội đầu tiên góp mặt ở bán kết khi đánh bại Trường ĐH Quy Nhơn (1-0) ở trận tứ kết sớm nhất. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng là cái tên duy nhất để thua 2 trận vòng bảng nhưng vẫn vào tứ kết, để rồi hiên ngang góp mặt ở bán kết.Nói về tương quan lực lượng, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM được đánh giá là không nhỉnh hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, đoàn quân của HLV Tạ Hồng Hà là tập thể mạnh nhờ để tính chiến thuật, trong đó đầu tiên phải đề cao sự chắc chắn trong khâu phong thủ. Đó chính là cách mà đại diện của TP.HCM đánh bại đội Trường ĐH Quy Nhơn ở tứ kết.HLV Tạ Hồng Hà khẳng định: "Chúng tôi không có ngôi sao. Nhiều đội có các cầu thủ từng ăn tập ở cấp độ U.19, nhưng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thì không. Còn về chiến thuật, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ. Đội có thể đá không tốt ở vòng bảng, nhưng vòng loại trực tiếp lại là chuyện khác. Các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn chiến đấu vì màu cờ sắc áo và tinh thần tập thể. Đã vào đến đây, mục tiêu của chúng tôi sẽ là vào tới chung kết, rồi nếu có thể thì đoạt cúp vô địch".Ở phía ngược lại, đội Trường ĐH VH-TT-DL đã thể hiện được sự "lì lợm", càng chơi càng hay trong lần đầu tiên dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đội bóng xứ Thanh đã chứng minh rằng việc họ đánh bại đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi để giành vé đại diện khu vực phía bắc không phải là may mắn.Trước trận bán kết, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa được đánh giá cao hơn, nhưng thực tế lại khó nói trước. Đại diện của TP.HCM với cách tiếp cận trận đấu hợp lý có thể sẽ tạo được bất ngờ.
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.
Man City chính thức chia tay ‘công thần’ Fernandinho
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.