Mẹo tăng size vòng 1 diện bikini, áo cúp ngực gợi cảm như Á hậu Phương Thảo
* Sau phim này, có dự án nào được "kết trái" tiếp nơi đây?Vì sao người nghèo không muốn đi xuất khẩu lao động?
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Thanh niên Quảng Ninh lan tỏa ý nghĩa của phong trào 'Sinh viên 5 tốt'
Theo đó, từ hình ảnh đoạn clip ghi lại cho thấy, một người đàn ông mặc áo xe công nghệ chạy xe máy trên đường trong đêm.Lúc này, có nhóm người gồm cả nam lẫn nữ, chở nhau trên xe máy từ phía sau đến áp sát xe máy người người đàn ông mặc áo công nghệ.Một người trong nhóm này dùng chân đạp xe máy người đàn ông mặc áo xe công nghệ, dùng tay đấm tới tấp vào mặt nạn nhân. Vừa đánh, người đàn ông vừa lớn tiếng "không thấy xe tao hư, mày bố láo không". Qua xác minh, sự việc xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (đoạn qua P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào tối ngày 31.1 (tức mùng 3 tết). Cùng ngày, anh N.M.N (25 tuổi, ở Q.Bình Tân) là tài xế xe công nghệ xác nhận mình là nạn nhân bị hành hung trong clip lan truyền trên mạng. Theo anh N., trước khi bị đánh, anh thấy có nhóm người chở nhau 2 xe máy. Trong đó, 1 xe bị hư và xe còn lại đang chạy, được người điều khiển dùng chân đẩy đi từ phía sau. Tuy nhiên, theo anh N., nhóm người đẩy xe máy di chuyển ở giữa đường nên anh bật đèn xi nhan, xin đường và tăng tốc vượt lên. "Khi thấy họ đẩy xe giữa đường, tôi có tăng tốc xe để vượt lên. Xe tôi không xảy ra va chạm giao thông hay có ý gì khiêu khích với nhóm người này và sự việc sau đó xảy ra như trong clip", anh N. cho biết. Sau khi bị đánh, anh N. đã đến trụ sở Công an P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân) để trình báo. Hiện vụ việc tài xế xe công nghệ bị hành hung ở đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân) đang được công an xác minh làm rõ.
U.17 Việt Nam là đội tuyển sẽ nổ phát súng đầu tiên cho bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025, khi chuẩn bị bước tới vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Tại sân chơi này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.Đây là bảng đấu được đánh giá là khó nhằn với U.17 Việt Nam, bởi U.17 Nhật Bản là đương kim vô địch giải đấu, trong khi các đội trẻ đến từ Úc, UAE đều thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất khu vực. Tuy nhiên ở sân chơi trẻ, bất ngờ có thể xảy ra. Năm 2016, U.17 Việt Nam cũng nằm cùng bảng U.17 Nhật Bản và U.17 Úc, nhưng sau đó đã đoạt vé vào tứ kết.Nếu lặp lại thành tích vào tứ kết ở giải năm nay, U.17 Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé dự U.17 World Cup. Bởi vậy, công tác chuẩn bị đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành từ bây giờ.Băng ghế huấn luyện của U.17 Việt Nam sẽ thay đổi "thuyền trưởng". Ban đầu, HLV Cristiano Roland (người dẫn dắt đội suốt nửa năm qua) được chờ đợi sẽ huấn luyện U.17 Việt Nam ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Song, ông Roland vừa được bổ nhiệm ngồi ghế giám đốc kỹ thuật CLB Đà Nẵng, nên sẽ không nắm quyền tại U.17 Việt Nam.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, VFF đang lên danh sách ứng viên cho ghế HLV trưởng U.17 Việt Nam. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là một chiến lược gia Nhật Bản, từng dẫn dắt đội U.16 Nhật Bản và có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, giảng dạy bóng đá và làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Ứng viên này đang được các phòng ban chuyên môn của VFF nghiên cứu kỹ lưỡng để tuyển chọn cho U.17 Việt Nam.Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 9 năm, một đội trẻ nam của Việt Nam được huấn luyện bởi chiến lược gia Nhật Bản. Quãng thời gian gần nhất một HLV Nhật Bản bén duyên với bóng đá trẻ nam của Việt Nam là giai đoạn 2014 - 2016, khi ông Toshiya Miura kiêm nhiệm HLV trưởng của cả đội tuyển quốc gia, U.23 và Olympic Việt Nam. Sau thời ông Miura, vị trí HLV trưởng các đội U.17 và U.20 Việt Nam thường được giao cho thầy nội. HLV Hoàng Anh Tuấn là người giàu kinh nghiệm nhất với các đội tuyển trẻ Việt Nam, cũng là "thuyền trưởng" của U.17 Việt Nam tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Các đội tuyển U.17 và U.20 Việt Nam được xem như cái nôi rèn giũa nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Dù vậy trong năm 2024, ghế HLV ở các đội này liên tục đổi chủ.Đơn cử ở đội U.17 Việt Nam, HLV Trần Minh Chiến đã dẫn dắt cầu thủ tham dự giải Đông Nam Á trong năm 2024, nhưng sau đó người cầm lái ở vòng loại U.17 châu Á 2025 lại là HLV Roland.Hay ở đội U.20 Việt Nam, ông Hứa Hiền Vinh là người huấn luyện ở các giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á. Sau khi đội dừng bước ở vòng loại, chiếc ghế này hiện để trống.Để đảm bảo sự ổn định và xuyên suốt cho các đội tuyển trẻ, VFF cần bổ nhiệm HLV làm việc lâu dài, với chiến lược nhất quán để định hình lối chơi cho các cầu thủ trẻ. HLV đội trẻ cùng với HLV Kim Sang-sik cũng cần làm việc chặt chẽ để đảm bảo sự thông suốt, giúp các tài năng trẻ có hành trang vững vàng cho mục tiêu khoác áo đội tuyển Việt Nam sau này.
‘Con muốn sống': Người mẹ trẻ đau đớn nhìn con mất dần ánh sáng vì ung thư
Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo cúp nước tại P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 10 đến 13 giờ, ngày 14.1.Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường Tỉnh Lộ 10 (khu vực mặt tiền số chẵn từ Bia truyền thống đến quốc lộ 1A) và các hẻm nhánh số chẵn; tuyến quốc lộ 1A (khu vực mặt tiền số lẻ từ Tỉnh Lộ 10 đến cầu vượt Tân Tạo - Chợ Đệm) và các hẻm nhánh số lẻ; tuyến đường Lê Đình Cẩn (từ quốc lộ 1A đến rạch Ông Búp) và các hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Tân Tạo, Q.Bình Tân.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo cúp nước tại các phường: 9 và 10, Q.6. Tại P.9, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 15 giờ, ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Hoàng Lệ Kha (số chẵn) từ đường Hồng Bàng - Bến Phú Lâm; đường Bến Phú Lâm từ đường Lò Gốm - Minh Phụng; đường Lê Quang Sung (2 bên) từ đường Minh Phụng - Lò Gốm; đường Lò Gốm (số lẻ) từ đường Lê Quang Sung - Hậu Giang; đường Hậu Giang (số chẵn) từ đường Minh Phụng - Lò Gốm; đường Minh Phụng (số lẻ) từ đường Hồng Bàng - Hậu Giang.Tại P.10, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 15 giờ, ngày 16.1. Khu vực cúp nước gồm: đường số 86, hai bên, từ đường Vành Đai đến đường số 35; đường số 88, hai bên, từ đường Vành Đai đến đường số 35. Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo cúp nước tại khu vực P.14, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 13.1 đến 5 giờ, ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: các đường Trường Chinh (số lẻ), đường Âu Cơ (số chẵn), đường Trương Công Định (số chẵn), đường Ba Vân và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo cúp nước tại P.Hiệp Bình Chánh. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 13.1 đến 5 giờ, ngày 14.1; từ 22 giờ, ngày 14.1 đến 5 giờ, ngày 15.1. Khu vực bị cúp nước ở đường 46 và các hẻm thuộc khu phố 10, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức.Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo cúp nước tại phường: Tân Sơn Nhì, Hòa Thạnh, Tân Quý, Q.Tân Phú. Tại P.Tân Sơn Nhì, thời gian cúp nước từ 14 giờ đến 16 giờ, ngày 13.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Quý Anh và các hẻm nhánh; hẻm số 15 đường Cầu Xéo thuộc P.Tân Sơn Nhì.Tại P.Hòa Thạnh, thời gian cúp nước từ 23 giờ 30 ngày 13.1 đến 5 giờ ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Huỳnh Thiện Lộc (số chẵn, từ Lũy Bán Bích đến Kênh Tân Hóa); đường Lũy Bán Bích (số chẵn, từ Trịnh Đình Thảo đến Huỳnh Thiện Lộc) và các hẻm nhánh; đường Trịnh Đình Thảo (số lẻ, từ Lũy Bán Bích đến Kênh Tân Hóa); đường Trịnh Đình Trọng và các hẻm nhánh.Tại P.Tân Quý, thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 14.1 đến 5 giờ, ngày 15.1. Khu vực cúp nước gồm: các đường Gò Dầu, Bình Long (số chẵn), Tân Hương (số chẵn), Tân Quý (số chẵn) và các hẻm nhánh; các đường Đỗ Thừa Tự, Đỗ Thừa Luông, Đô Đốc Lộc, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Sát, Dương Văn Dương và các hẻm nhánh.