$752
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ok test. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ok test.Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ok test. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ok test.Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc. ️
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024. ️
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn ️