Hình ảnh 6 cây cầu vượt sông, vượt núi trên cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".Hàng loạt công trình xây dựng không phép trên đất của nguyên Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai
Trong những ngày qua, hình ảnh linh vật rắn độc đáo của trường mầm non Sơn Ca (thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với sự sáng tạo và tâm huyết, chỉ trong 36 giờ, các cô giáo tại đây đã hoàn thành linh vật rắn từ những vật liệu đơn giản như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật rắn được các cô giáo trường mầm non Sơn Ca dày công thực hiện để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Được làm từ xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật này có chiều dài khoảng 4m5, và chiều cao khoảng 1m. Từng bộ phận của linh vật, bao gồm đầu, mắt và thân, đều được làm rất tỉ mỉ.Đặc biệt, phần đầu của linh vật được làm bằng xốp và đã trải qua hai lần chỉnh sửa. Ban đầu, sản phẩm chưa có được hình dáng giống con rắn như mong muốn, nên các cô giáo phải sửa đổi và hoàn thiện lại. Sau khi cải thiện hơn, phần đầu trở nên sống động và góp phần làm nổi bật linh vật.Phần thân rắn được tạo hình công phu bằng cách uốn các thanh sắt để định hình. Nhờ kết cấu này, toàn bộ linh vật toát lên sự linh hoạt và sinh động. Các cô giáo chọn màu hồng để trang trí, tạo điểm nhấn bắt mắt. "Tôi chọn màu hồng khi trang trí linh vật rắn vì màu hồng là sự tươi sáng, hồn nhiên, giống như tâm hồn của trẻ nhỏ", cô giáo Nguyễn Thùy Linh (41 tuổi) cho biết.Sau giờ làm việc, các cô giáo của tổ lớn (giáo viên dạy trẻ từ 5 đến 6 tuổi) trường mầm non Sơn Ca tập trung làm linh vật rắn cho Tết Nguyên đán. Dù những ngày cận tết ai cũng bận rộn với công việc và gia đình, nhưng với mong muốn mang đến cho các cháu một môi trường học tập tốt và những trải nghiệm ý nghĩa về Tết cổ truyền, các cô vẫn không ngại vất vả.Từng chút một, họ tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để cắt, dán và lắp ráp từng chi tiết của linh vật, từ những vật liệu giản dị như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Mỗi công đoạn, từ lên ý tưởng, tạo hình cho đến hoàn thiện, các cô đều được thực hiện bằng cả tâm huyết. "Những năm trước, trường chỉ trang trí đơn giản, nhưng gần đây các cô thường tổ chức làm linh vật không chỉ để trang trí cho năm mới mà còn tạo cơ hội để các cháu được vui chơi, khám phá. Dù công việc khá vất vả, nhưng các cô vẫn luôn nỗ lực để mang đến cho các cháu một môi trường đẹp và ý nghĩa, giúp các cháu có thêm những trải nghiệm đáng nhớ", cô Thùy Linh chia sẻ.
Nghịch lý Chelsea: Hài lòng với 'hàng bèo'!
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Gần 3.200 VĐV tham dự giải marathon Đất Sen Hồng Đồng Tháp
"Địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa khi chỉ cách trung tâm tỉnh Kon Tum chừng 20 km, có điều kiện đất đai, khí hậu tự nhiên thuận lợi, có quốc lộ 14 chạy qua… Đặc biệt, huyện có cánh rừng đặc dụng Đăk Uy diện tích trên 500 ha với quần thể cây gỗ trắc quý hiếm bậc nhất cả nước. Trong những năm qua, tận dụng những ưu thế hiện có, H.Đăk Hà đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa và nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng" ông Tiến nói.