Sếp lớn bóng đá Malaysia lên tiếng vụ đồng hương HLV Park Hang-seo gửi đơn từ chức
Ngày 23.2, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Thiện (23 tuổi, ngụ xã Khánh Thạnh Tân, H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), để điều tra về hành vi giết người.Theo thông tin ban đầu, khoảng 2 năm trước, chị V.T.N.N (23 tuổi, ngụ H.Thạnh Phú, Bến Tre, hiện tạm trú tại xã Hòa Lợi, H.Châu Thành, Trà Vinh) có quan hệ yêu đương với Thiện. Thời điểm này, chị N. đã có chồng và con, chồng chị đang làm thuê tại TP.HCM. Thiện còn độc thân.Khoảng tháng 11.2024, chị N. đi làm thuê tại các quán nhậu ở Trà Vinh. Trong thời gian này, Thiện thường xuyên tới lui và quan hệ như vợ chồng với chị N.Đêm 21.2, sau khi nhậu, Thiện đến chỗ trọ của chị N. ở để "tâm sự" và xảy ra cự cãi do ghen tuông. Thiện dùng tay đánh và nắm tóc, giật mạnh đầu chị N. vào tường nhiều lần khiến nạn nhân tử vong. Sau khi gây án, Thiện bỏ trốn.Tiếp nhận tin báo và vào cuộc truy xét, khoảng 22 giờ ngày 22.2, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh bắt giữ Thiện tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân, H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre. Ngay sau đó, Thiện được di lý về Trà Vinh để điều tra.Tại cơ quan công an, bước đầu Thiện đã khai nhận hành vi giết người như trên. Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.Đào tạo y khoa VN hướng đến tiêu chuẩn thế giới
Đây là hai dự án thuộc quần thể GIA by KITA nằm trong lõi trung tâm khu đô thị Ciputra - một quần thể tỷ đô với hơn 400 dinh thự đẳng cấp cùng 10 tòa căn hộ siêu sang và tổ hợp thương mại dịch vụ hiện đại cùng bộ sưu tập 100+ tiện ích xa hoa bậc nhất khu vực.Nằm trong quần thể công trình kiến trúc đẳng cấp tại KĐT Ciputra Hà Nội, dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng khách sạn tại lô đất TM01 (gọi tắt là "Dự án TM01") được hấp thụ tinh hoa của phong thủy và hưởng lợi từ linh khí thịnh vượng của vùng đất Tây Hồ, thế đất đẹp tuyệt mỹ, xứng danh là vùng đất của sự lạc nghiệp, giàu có và hạnh phúc.Dự án TM01 có diện tích 19.699m², với quy hoạch 2 tòa nhà Condotel và 1 tòa nhà khách sạn và văn phòng, được phát triển bởi KITA Group. Hưởng trọn lợi thế kết nối vùng hoàn hảo với vị trí độc tôn ngay các trục giao thông chính, dễ dàng kết nối tới tất cả các khu vực kinh tế trọng điểm khác của Thủ đô, dự án hứa hẹn mang đến những dịch vụ thương mại cao cấp, tiêu chuẩn 6 sao.Dự án TM01 được Nhà phát triển dự án KITA Group đặc biệt chú trọng từ khâu lựa chọn thiết kế kiến trúc đến cảnh quan, cùng với việc phối kết hợp hài hòa, tối ưu hóa hệ thống công năng và tiện ích của Dự án. Với mục tiêu đó, KITA Group phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Cuộc thi tuyển phương án kiến trúc cho Dự án TM01. Cuộc thi tạo cơ hội cho các công ty, đơn vị thiết kế kiến trúc - xây dựng hàng đầu khu vực và trong nước thể hiện tài năng, ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo, đáp ứng yêu cầu đồng bộ, áp dụng những tính năng thông minh cho dự án TM01 hứa hẹn tạo nên công trình điểm nhấn mới cho Thủ đô Hà Nội.Cuộc thi diễn ra từ ngày 14.2.2025 đến hết ngày 25.4.2025 với tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 2 tỉ đồng.Tham gia cuộc thi tuyển này có 7 đơn vị tư vấn kiến trúc đủ điều kiện và đã có nhiều kinh nghiệm với các đề án thiết kế đoạt các giải thưởng kiến trúc trong lĩnh vực thiết kế công trình, tòa tháp thương mại cao tầng trong nước và quốc tế tham dự. Bao gồm: Baumschlager Eberle Architekten (BEA), Shanghai Zhongjian Architectural Design Institute Co., Ltd. (SZADI), Guangzhou Zoneteam Architectural Design&Urban Planning Institute CO., LTD, China Academy of Building Research Co., Ltd. (CABR), HMP Architecture, Cubic Architecture Joint Stock CO., LTD, Tổng công ty CP tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC).Thảo luận tại Lễ công bố, đại diện các đơn vị tư vấn kiến trúc, ông Nguyễn Trường Linh – Phó TGĐ Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam, ông Cung Thành Đạt - Phó TGĐ Công ty Baumschlager Eberle khu vực Đông Nam Á đều bày tỏ sự đề cao đối với cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Dự án TM01 do KITA Group tổ chức. Đại diện các đơn vị đều thể hiện mong muốn và quyết tâm sẽ cùng mang tới sân chơi sáng tạo này những ý tưởng kiến trúc đáp ứng yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư.Tại buổi lễ, đại diện KITA Group chia sẻ" "Chúng tôi tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cho dự án TM01 nhằm tìm kiếm một thiết kế mới và xây dựng tạo nên một biểu tượng mới tại Thủ đô. Với kinh nghiệm và năng lực của các đơn vị tham gia, chúng tôi kỳ vọng các thiết kế sẽ mang lại giá trị thẩm mỹ vượt trội, đảm bảo chất lượng xây dựng bền vững cho một sản phẩm bất động sản hạng sang mà KITA Group đang phát triển". Nằm trong chiến dịch tìm kiếm các phương án kiến trúc cho những dự án "đình đám", Công ty cổ phần KITA Invest (thuộc Tập đoàn KITA Group) cũng đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu khoa học kiến trúc Trung Quốc về việc tư vấn thiết kế kiến trúc Tổ hợp thương mại văn phòng, kết hợp nhà ở cao tầng tại lô đất CT05-HH và CT06-HH KĐT Nam Thăng Long (gọi tắt là "Dự án CT05, CT06").Dự án CT05, CT06 là tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ thuộc dòng sản phẩm bất động sản siêu sang mang thương hiệu GIA by KITA nằm trong Khu đô thị Ciputra. Dự án do KITA Invest đầu tư với tổng diện tích 59.600m², bao gồm 10 tòa tháp cao 40 tầng với hơn 2.000 căn hộ, penthouse và shophouse nằm sát cạnh đại công viên 65 ha.Viện Nghiên cứu Khoa học Kiến trúc Trung Quốc (Trung Kiến Viện) là cơ quan R&D tổng hợp lớn nhất trong ngành xây dựng và phát triển đô thị tại Trung Quốc, sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu và hệ thống nghiên cứu tiên tiến, nổi tiếng với nhiều công trình mang tính biểu tượng trên thế giới như: Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh ("Tổ Chim"); Trung tâm Phát thanh Truyền hình Trung Quốc (CCTV), Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, …Việc hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển dự án CT05, CT06 của KITA Group. Với kinh nghiệm hàng đầu tại Trung Quốc, Trung Kiến Viện hứa hẹn sẽ mang đến cho dự án này những giải pháp thiết kế sáng tạo, hiện đại, tính thẩm mỹ cao, nhằm mục tiêu kiến tạo nên cuộc sống an cư lạc nghiệp, công đồng văn minh, phồn hoa bậc nhất Thủ đô Hà Nội.
Phản ứng của Barcelona khi M.U cần có ‘hợp đồng bom tấn’ Frenkie de Jong
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Theo thông tin từ bác sĩ và chuyên gia y tế tại Bệnh viện Vinmec, Xuân Son đã trải qua một ca phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy xương chày sau khi bị gãy thân xương phức tạp. Ca phẫu thuật này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và kỹ thuật cao để đảm bảo quá trình liền xương và phục hồi nhanh nhất có thể. Hiện tại, Son đang trong giai đoạn đầu của lộ trình phục hồi chức năng kéo dài ít nhất 6 tháng.Trong tháng 3 tới, khi đội tuyển Việt Nam đối đầu với đội tuyển Lào trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup 2027, Xuân Son sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tập luyện phục hồi. Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tập trung vào việc kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ, và phục hồi khả năng di chuyển. Son cũng được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và robot hỗ trợ tập luyện.Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của Xuân Son cũng được theo dõi chặt chẽ hàng ngày, dựa trên nhu cầu cá nhân và cường độ luyện tập. Điều này nhằm đảm bảo rằng cầu thủ có đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.Quá trình phục hồi chức năng của Xuân Son được chia thành 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp điều trị cụ thể để đảm bảo cầu thủ có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất.Giai đoạn 1 là kiểm soát đau và kích hoạt thần kinh cơ (1-2 tuần đầu sau phẫu thuật) với mục tiêu kiểm soát đau, giảm sưng, ngăn ngừa biến chứng như teo cơ hoặc cứng khớp bằng phương pháp sử dụng thiết bị chườm lạnh, máy kích thích điện, và các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi chân.Giai đoạn 2 là tăng cường sức mạnh và cải thiện tầm vận động (từ tuần thứ 3 đến tháng thứ 2 với mục tiêu là tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện tầm vận động khớp bằng phương pháp tập vật lý trị liệu như nâng chân nhẹ, tập với dây đàn hồi, và máy tập phản hồi sinh học.Giai đoạn 3 là phục hồi chức năng toàn diện và chuẩn bị thể lực (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5) với mục tiêu là phục hồi toàn diện chức năng vận động, chuẩn bị thể lực cho tập luyện cường độ cao bằng phương pháp tập chạy bộ nhẹ, tập với bóng, tăng cường sức mạnh toàn thân, và cải thiện thăng bằng.Giai đoạn 4 là tập luyện cường độ cao và kiểm tra phân tích vận động (từ tháng thứ 6 trở đi) với mục tiêu là trở lại tập luyện cường độ tối đa và sẵn sàng thi đấu. Phương pháp được sử dụng là tập bóng đá chuyên biệt như chạy nước rút, đổi hướng, và va chạm nhẹ, kiểm tra phân tích vận động để đánh giá khả năng phục hồi.Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay (sau ngày mùng 6 âm lịch), Xuân Son sẽ quay trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị và dự kiến bắt đầu giai đoạn 2 của quá trình hồi phục. Vào thời điểm đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Lào ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3 này, Xuân Son vẫn đang trong giai đoạn 2 của quá trình này. Mặc dù không thể cùng đội tuyển thi đấu trong thời gian này, Xuân Son vẫn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía CLB Nam Định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và người hâm mộ. Mục tiêu cao nhất của quá trình điều trị là giúp Son có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất, tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB.
Lộ diện quốc gia tiêu thụ ô tô điện nhiều nhất khu vực Đông Nam Á
Trang bị công nghệ an toàn trên Toyota Yaris Cross có các hệ thống an toàn chủ động như cảnh báo tiền va chạm (PCS), hỗ trợ giữ làn đường (LTA), đèn chiếu xa tự động (AHB), điều khiển hành trình chủ động (ACC), cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA), cảnh báo áp suất lốp (TPWS)…