Tài xế lái xe sang Mercedes ngang nhiên dừng giữa đường để... đi chợ
Ngày 10.1, ông Lê Trung Phước, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Huế (Công ty XSKT Huế), trao đổi với PV Thanh Niên một số thông tin xung quanh vụ từ chối trả thưởng tờ vé số trúng giải độc đắc 2 tỉ đồng, trong đó có diễn biến vụ kiện và chất liệu vé số.Như Thanh Niên đã thông tin, TAND TX.Hương Thủy vừa thông báo đến Công ty XSKT Huế và bà N.T.N (53 tuổi, ở xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình, Quảng Nam - người trúng độc đắc 2 tỉ đồng) về việc thụ lý vụ án dân sự tranh chấp trả thưởng.Trong văn bản, tòa yêu cầu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn (Công ty XSKT Huế) phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nếu có. Trường hợp cần gia hạn thì phải có đơn xin gia hạn gửi tòa, nêu rõ lý do để xem xét.Trả lời về việc này, ông Phước khẳng định sẽ không có kháng cáo nào, chờ mọi quyết định của tòa. "Nếu kháng cáo, không khác gì chúng tôi đang "hơn thua" với khách hàng. Chúng tôi rất mong muốn chi trả cho khách hàng, tuy nhiên quy định của pháp luật là không thể, do vậy nếu tòa tuyên đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ trả thưởng cho bà N.", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cho rằng, vì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải công ty cổ phần nên việc trả thưởng phải theo đúng quy định nhà nước.Vậy vì sao không phát hành vé số chất liệu giấy cứng như miền Nam để hạn chế rách nát như loại giấy mà Công ty XSKT Huế đang sử dụng?Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phước cho rằng thị trường ở khu vực miền Trung khác khu vực miền Nam. Cụ thể, thị trường miền Nam đang tiêu thụ số lượng vé số rất lớn, bán hết 80 – 90% số vé số phát hành trong ngày, còn khu vực miền Trung chỉ tiêu thụ được 30%. Cho nên, số lượng vé số không bán được sẽ các đại lý chuyển về Công ty XSKT Huế để kiểm đếm, lập hội đồng tiêu hủy tránh gian lận.Việc kiểm đếm với số lượng lớn như vậy nên không thể kiểm đếm bằng tay mà phải dùng máy, loại vé số giấy đang phát hành hiện nay của Công ty XSKT Huế phù hợp với loại máy đếm. "Với loại giấy dày như miền Nam đang phát hành, rất khó để chúng tôi có thể đếm được với số lượng cực lớn như vậy", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cũng thông tin về doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2024. Năm 2024, công ty này đạt doanh thu hơn 530 tỉ đồng. Trong đó doanh thu tiêu thụ các loại vé xổ số là hơn 529 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 142 tỉ đồng; tổng trả thưởng hơn 253 tỉ đồng, lợi nhuận 27 hơn tỉ đồng.Trước đó, ngày 14.10.2024, bà N. mua 2 tờ vé số của Công ty XSKT Huế phát hành mang ký hiệu H83-24 (10.000 đồng/vé), gồm một tờ mang số dự thưởng 386552 (F), tờ vé còn lại mang số 486552 (F).Sau khi mua xong, bà bỏ vào tờ tiền polymer kẹp lại bỏ vào túi đi làm nhưng không may mắc mưa nên bị ướt. Thấy ướt, bà đem 2 tờ vé số hơ lửa cho ráo thì tờ vé số bị co lại.Trong kỳ quay mở thưởng, tờ vé số 386552 (F) trúng giải đặc biệt trị giá 2 tỉ đồng, tờ còn lại trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng.Ngày hôm sau, bà cùng con trai ra Công ty XSKT Huế thì được yêu cầu có công an giám định như bên thứ 3 để đúng quy định phát thưởng.Đến ngày 29.10.2024, công ty XSKT thông báo chỉ chấp nhận trả thưởng tờ trúng giải phụ (vì vẫn giữ được phần làm rách) chứ tờ trúng giải đặc biệt không được trả vì đã rách rời, mất góc.Kết quả giám định của cơ quan công an cho thấy, phần tách rời của tờ vé số trúng giải đặc biệt trùng khớp với cùi vé của Công ty XSKT Huế phát hành. Tờ vé số này cũng không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số này không bị tẩy xóa.Theo phản hồi của đại diện Công ty XSKT Huế trong thời điểm đó, việc không chấp nhận trả thưởng cho tờ vé số trúng độc đắc vì tờ vé số của bà N. đã bị co lại, biến dạng một phần và rách rời góc bên phải dưới dãy số, mất chân chữ số hàng đơn vị (phần rách rời đã không còn), không đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, vị trí rách rời ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng.Việc từ chối trả thưởng được Công ty XSKT Huế căn cứ theo quy định tại Thông tư số 75/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.Bà N. đã có đơn gửi TAND TX.Hương Thủy (Huế) để kiện Công ty XSKT Huế vì việc từ chối trả thưởng này.Mai Thiên Vân tiết lộ phản ứng của chồng khi bị đồn yêu Quang Lê
Vẫn mang phong cách thiết kế đặc trưng của một mẫu crossover, tuy nhiên bước sang thế hệ thứ 6 của Honda CR-V gần như rũ bỏ lối thiết kế củ để hướng đến một phong cách mới trông hiện đại, thời trang và cứng cáp hơn. Lưới tản nhiệt, nối liền cụm đèn pha được tạo dáng đơn giản nhưng mạnh mẽ hơn với những đường gân góc cạnh. Hai bên thân xe, những đường gân nổi cũng xuất hiện trên các vòm bánh đồng thời nối liền từ cạnh đèn pha đến đèn hậu tạo cảm giác thân xe dài, cứng cáp và sang trọng hơn.
Có nên mua Wi-Fi Repeater?
Theo ghi nhận của Thanh Niên, cơn sốt giá sầu riêng đang quay trở lại trong những ngày gần đây. Hiện ở miền Tây, sầu riêng Thái loại A có giá từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, loại B từ 180 - 185.000 đồng/kg; còn sầu riêng Ri 6 loại A từ 120.000 - 122.000 đồng/kg, loại B từ 100.000 - 105.000 đồng/kg.Anh Nguyễn Văn Hoàng, thương lái ở Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: Đầu tháng 11.2024, giá sầu riêng vụ nghịch đạt mức đỉnh cao khi sầu riêng Thái gần 200.000 đồng/kg. Nhưng bước qua tháng 12 giảm mạnh còn khoảng 150.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 1.2025 tăng trở lại và đang ở mức cao kỷ lục gần 210.000 đồng/kg. "Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc ăn hàng mạnh trở lại. Trong khi đó, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam cũng hạn chế do thời tiết bất lợi nên sản lượng sụt giảm mạnh", anh Hoàng cho biết.Giải thích về hiện tượng giá sầu riêng xoay chuyển liên tục như diễn biến thời tiết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) nói: Năm nay, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam giảm mạnh nên đầu vụ tăng cao. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên sức mua giảm khiến hàng nhập về Trung Quốc tiêu thụ chậm. Còn hiện tại đang bước vào giai đoạn người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nhu cầu quà biếu tăng mạnh và sầu riêng là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn. Với văn hóa Trung Quốc, họ có thể thắt chặt chi tiêu nhưng sẽ không tiếc tiền cho các sản phẩm quà biếu nên nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm và có thể còn tiếp tục kéo dài trong tháng đầu tiên của năm mới. Còn tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, dù tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã thắt chặt hầu bao, nhưng nhu cầu ăn sầu riêng thì vẫn tăng. Không chỉ ăn trực tiếp sầu riêng tươi mà người Trung Quốc còn kết hợp với nhiều món ăn khác. Ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc thời gian gần đây "gắn mọi thứ với sầu riêng" từ đồ uống đến món tráng miệng, kể cả lẩu và thậm chí là tiệc buffet với trên 200 món có liên quan với sầu riêng.Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,3 tỉ USD sầu riêng và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực nông sản. Trong đó, đích đến chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc; ngoài ra một số thị trường khác cũng tăng mạnh như Campuchia, hay Thái Lan và Papua New Guinea…
Lễ khai mạc có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, TP.Buôn Ma Thuột và các địa phương; Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) - bà Vanusia Nogueira; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương, đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Với những nội dung đặc sắc ca ngợi con người, vùng đất Buôn Ma Thuột, tôn vinh những giá trị của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, văn hóa cà phê Việt Nam, Lễ khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế, người dân địa phương cùng theo dõi ngay tại quảng trường, cũng như qua chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam - kênh VTV1 & Kênh DRT - Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Tây nguyên.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ 9 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Là một trong những hoạt động quan trọng của kỳ lễ hội năm nay, lễ khai mạc được dàn dựng công phu, quy mô với chương trình nghi lễ trang trọng có sự tham gia của đông đảo các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành đoàn thể trung ương, địa phương, các tổ chức, hiệp hội cà phê thế giới và đông đảo mời đến từ hơn 30 quốc gia. Đồng thời, chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và văn hóa cà phê Việt Nam quy tụ hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế tham gia.Tại lễ khai mạc, ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chào mừng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và nhấn mạnh giá trị của cà phê Việt Nam: "Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực Việt Nam, là trụ cột xuất khẩu nông sản quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 không chỉ tôn vinh cà phê Việt Nam, biểu tượng của sáng tạo, thành công mà còn là diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu, nơi các quốc gia sản xuất và tiêu dùng cà phê hội tụ, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn bền vững cho ngành cà phê thế giới".Cũng trong chương trình Lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 phát biểu: "Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua 8 lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế, trở thành ngày hội để vinh danh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê. Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc và hấp dẫn, mang đến quý vị, du khách những trải nghiệm thú vị, được đắm mình vào hương sắc cà phê và những lễ hội văn hóa độc đáo hòa cùng tiếng cồng chiêng trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây nguyên".Đặc biệt, lần đầu tiên tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Bà Vanusia Nogueira - Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) phát biểu tại lễ khai mạc: "Thay mặt cho Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tôi tự hào đứng ở đây để cùng quý vị tôn vinh vai trò quan trọng của cà phê và những tác động kinh tế - xã hội sâu sắc của cà phê đối với đời sống của người nông dân địa phương, đặc biệt là ở khu vực Tây nguyên và tỉnh Đắk Lắk. ICO luôn cam kết trong việc hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị cà phê, cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập ổn định và thịnh vượng cho nông dân, phát triển bền vững về môi trường trong ngành, thúc đẩy tiêu dùng cà phê toàn cầu".Diễn ra đúng vào dịp chào mừng Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025), trong phần nghi lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tổ khúc nghệ thuật "Buôn Ma Thuột - 50 năm hòa bình và phát triển" đã đưa đại biểu, người xem cùng hòa chung không khí hào hùng đầy tự hào về tinh thần kiên cường của con người Tây nguyên, và hành trình vươn lên mạnh mẽ của thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột trong nửa thế kỷ qua để trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức trao Chứng nhận "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk. Đây là niềm vui mừng, phấn khởi của người nông dân trồng cà phê nói riêng cũng là niềm vinh dự, tự hào của ngành cà phê, của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định giá trị di sản đặc biệt của cà phê Đắk Lắk, cũng như ghi nhận sự đóng góp to lớn của những người nông dân trồng trọt, người chế biến cà phê… đã cống hiến chung tay tạo nên sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung trên toàn cầu.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay không những tạo một ấn tượng mạnh mẽ với du khách, người yêu cà phê về một chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu mà còn khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về vùng đất, con người, văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột trên hành trình vươn mình trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức Lễ hội giao trọng trách cho Tập đoàn Trung Nguyên Legend phối hợp tổ chức Lễ khai mạc với mong muốn tạo nên một Lễ khai mạc đặc sắc, giàu tính mới, hấp dẫn để Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thật sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Những phần trình diễn đầy màu sắc văn hóa Tây nguyên kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật cùng sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên địa phương, trong nước, quốc tế trên không gian sân khấu hóa được tạo hình đẹp mắt kết hợp yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại không ngừng cuốn hút người xem.Gồm ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật đưa người xem đắm mình hoàn toàn vào không gian văn hóa, đời sống cà phê Tây nguyên, qua đó, khám phá hành trình cây cà phê cùng con người nơi đây kiên cường, không ngừng nỗ lực vươn lên để góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Thủ phủ cà phê toàn cầu". Từ tiết mục múa "Những dấu chân khai phá" trong chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa" với những điệu múa cồng chiêng mạnh mẽ và âm hưởng Tây nguyên hào sảng đã mang đến một không gian Tây nguyên hùng tráng, đầy khát vọng. Hành trình phát triển của vùng đất đỏ bazan màu mỡ cách đây 160 triệu năm, nơi những người con Tây nguyên đã đi khai sơn phá thạch, gìn giữ mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và cùng nhau kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc được tái hiện một cách rõ nét.Chương "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" tiếp tục đem đến sự bùng nổ cảm xúc và năng lượng mạnh mẽ. Qua màn trình diễn nghệ thuật kết hợp pha chế cà phê cùng những ly cà phê tuyệt ngon được trao đến đại biểu, khán giả ngay trong chương trình đã tạo dấu ấn đặc biệt cho người xem. Giá trị của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột được khẳng định và tôn vinh bởi những phẩm chất khác biệt, đặc biệt, lấp lánh như những hạt vàng đen đã chinh phục người tiêu dùng trong nước và thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực "bùng nổ trên toàn cầu" và đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn bậc nhất thế giới.Khép lại với chương "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội mở ra bức tranh tương lai triển vọng của thủ phủ Buôn Ma Thuột với quyết tâm "nâng tầm giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà trở thành cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật đến cà phê triết đạo". Những màn trình diễn sôi động, nhiệt huyết của các diễn viên trẻ đưa khán giả cảm nhận nhịp sống sôi động của một thành phố giàu tiềm năng đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Tự hào tiếp nối hành trình phát triển, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ vùng đất trồng cà phê mà sẽ là nơi định hình và lan tỏa văn hóa cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.Với thông điệp Buôn Ma Thuột - "Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ là dịp tôn vinh ngành cà phê mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và đầu tư cà phê bền vững. Tiếp nối chương trình khai mạc, nhiều hoạt động hấp dẫn tiếp tục diễn ra như hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, cùng nhiều hoạt động du lịch văn hóa hưởng ứng trên toàn tỉnh hứa hẹn mang đến lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển với thế giới.
Giá cao gấp 4 lần Volkswagen Viloran tại Việt Nam, Lexus LM 2024 có gì?
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.