Loạt sao Hòa Minzy, Tiểu Vy 'diện' guốc chunky khiến tín đồ phát sốt
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020 - 2021, trong thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 2 - 4.2024) có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông; tại khu vực miền Trung và Tây nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.Công ty đòi ‘xem việc’ trước khi ‘thử việc’ người lao động là đúng hay sai?
Hậu vệ của Arsenal Zinchenko ra mắt thể thao điện tử chuyên nghiệp
Ngày 11.1, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết ông Ngô Ngọc Toàn vừa được bổ nhiệm lại để giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.Cụ thể, sáng 24.12.2024, Quyết định số 1387/QĐ-SYT ngày 23.12.2024 của Sở Y tế đã được trao cho ông Ngô Ngọc Toàn, bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam kể từ ngày 23.12.2024.Theo vị này, sau khi thực hiện các kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Nam thì việc bổ nhiệm là đúng theo quy định. Việc kiểm điểm chỉ là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra vi phạm thôi, không có sai phạm đến mức phải chuyển sang công an điều tra.Tại cuộc họp giữa Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý cho bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Vị lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm, hiện sở cũng đã tăng cường bổ nhiệm thêm 2 Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (gồm ông Cao Văn Trọng và ông Nguyễn Hoàng Thạch) nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại tất cả các đơn vị của ngành y tế tỉnh.Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 diễn ra vào chiều 10.1, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng đã thông tin về việc bổ nhiệm lại này.Ông Lê Văn Dũng cho biết, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam đã trải qua 2 năm trì trệ, đặc biệt trong thời gian dài thiếu phó giám đốc. Ông đã ra "tối hậu thư" yêu cầu đơn vị phải sắp xếp, ổn định lại hoạt động trước tháng 9.2024."Cơ quan, đơn vị phải có giám đốc và phó giám đốc mới đảm bảo công việc minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, tôi cương quyết phải bổ sung cho đủ phó giám đốc ở đó", ông Dũng nói.Ông Dũng cho rằng việc bổ nhiệm lại ông Ngô Ngọc Toàn giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nhằm củng cố lại hoạt động của bệnh viện, để có thu nhập cho người lao động."Nếu bổ nhiệm lại mà tình hình không tốt, nội bộ còn rối ren, không được sự đồng tình của người lao động thì cương quyết điều chuyển đi nơi khác", ông Dũng khẳng định.Như Thanh Niên đã thông tin, liên quan những hạn chế, khuyết điểm mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Hội nghị đã thống nhất với kết luận của Thanh tra tỉnh được nêu tại Kết luận số 102/KL-TTT ngày 7.10.2024.Theo đó, Thanh tra tỉnh chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của bệnh viện cũng như người đứng đầu, giúp bệnh viện thấy được những hạn chế để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị giám đốc bệnh viện nghiêm túc nhận khuyết điểm và khắc phục những tồn tại, sai phạm.Ngoài ra, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức kiểm điểm ông Ngô Ngọc Toàn về những khuyết điểm, tồn tại đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra trong kết luận.Sau khi xem xét nội dung tự kiểm điểm của ông Ngô Ngọc Toàn, Đảng ủy thống nhất với nội dung bản tự kiểm điểm và đề nghị Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung mà kết luận của Thanh tra tỉnh nêu ra.Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2022.Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm tại bệnh viện này liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động sai quy định…
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".