Apple gợi ý 5 chức năng AirPods mà người dùng có thể không biết
Theo đề xuất đang được xem xét, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc liệt 43 quốc gia vào trong 3 nhóm hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, bao gồm nhóm đỏ (cấm công dân nước trong danh sách này nhập cảnh), nhóm cam (hạn chế cấp thị thực) và nhóm vàng (cần 60 ngày giải quyết các thiếu sót thông tin), báo The New York Times đưa tin hôm 14.3.Trong đó, công dân 11 quốc gia "nhóm đỏ" bị cấm nhập cảnh vào Mỹ bao gồm Afghanistan, Bhutan, Cuba, Iran, Libya, CHDCND Triều Tiên, Somalia, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen.Các quan chức Mỹ cho biết danh sách trên đã được Bộ Ngoại giao Mỹ lập ra cách đây vài tuần và nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh, nhấn mạnh đây chưa phải danh sách được phê duyệt.Nhiều quốc gia trong nhóm đỏ và cam là những nước Mỹ coi là đối thủ hoặc từng bị ông Trump áp lệnh hạn chế nhập cảnh trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số nước mới được thêm vào. Trong đó, lý do liệt Bhutan vào nhóm đỏ vẫn chưa rõ ràng, The New York Times cho hay.Theo báo The Bhutanese, diễn biến trên có thể liên quan một số vụ việc. Vào năm 2023 từng xuất hiện thông tin về vụ được cho là “lừa đảo nhập cư quy mô lớn” ở Nepal, theo đó những công dân Nepal tự xưng là “người tị nạn Bhutan” để nhập cảnh vào Mỹ. Trong số này còn có những chính khách Nepal. Vụ việc khác vào tháng 12.2024, trang Asia News Network đưa tin hơn 300 công dân Bhutan, phần lớn là sinh viên, đã vượt biên từ Canada để vào Mỹ.Ngoài ra, dữ liệu từ Bộ An ninh nội địa Mỹ thống kê khoảng 200 công dân Bhutan đã bị bắt vì cư trú bất hợp pháp tại Mỹ trong giai đoạn năm 2013 - 2022. Trong năm 2021 - 2024, giới chức Mỹ đã bắt giữ 51 công dân Bhutan vì vi phạm luật nhập cư, theo The Bhutanese.Bhutan chưa có bình luận về thông tin trên.Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Bhutan không có quan hệ ngoại giao chính thức với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi (Ấn Độ) có trách nhiệm lãnh sự tại Bhutan và duy trì liên lạc với Đại sứ quán Bhutan tại New Delhi.Khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xác định những quốc gia cần sàng lọc thông tin, đánh giá liệu công dân từ những nước nào có thông tin sai sót nhiều đến mức cần phải hạn chế tiếp nhận.Hoàng Hà: Nàng thơ của sự giao thoa giữa nét đẹp hoài cổ và hiện đại
Giá trị của đội tuyển Indonesia dựa trên đội hình 30 cầu thủ vừa công bố (bao gồm 3 cầu thủ nhập tịch mới nhất), sắp thi đấu vòng loại 3 World Cup 2026 khu vực châu Á. Đội Úc trước đây có giá trị khoảng 39 triệu euro, nhưng đợt tập trung lần này vắng một số cầu thủ quan trọng ở Anh và Ý, khiến giá trị bị rớt chỉ còn trên dưới khoảng hơn 30 triệu euro.Đội tuyển Úc hiện cũng có số cầu thủ được triệu tập ở nước ngoài ít hơn Indonesia, điều rất hiếm khi xảy ra trước đây. Cụ thể, đội Úc hiện có 16 cầu thủ ở nước ngoài và 10 cầu thủ đang chơi ở giải trong nước. Trong khi, đội Indonesia có đến 21 cầu thủ thi đấu ở nước ngoài, chỉ có 9 cầu thủ còn lại ở giải trong nước. Nhưng số này hiện giảm chỉ còn 8 cầu thủ, sau khi tiền đạo Egy Maulana Vikri vừa rút lui do chấn thương.Dự kiến, khi gút danh sách 23 cầu thủ chính thức thi đấu sắp tới đây, số cầu thủ Indonesia thi đấu trong nước chỉ còn lại khoảng từ 2 đến 3 người, theo tờ CNN Indonesia. Chính sách nhập tịch ồ ạt của bóng đá Indonesia thời gian qua và vẫn tiếp tục như hiện nay, khiến đội tuyển nước này đã tăng đáng kể số cầu thủ có gốc gác nước ngoài (đa số từ Hà Lan) từ 60% lên đến 80%, sau khi vừa có thêm 3 cầu thủ nhập tịch gia nhập. Đó là Emil Audero Mulyadi (28 tuổi, thủ môn, đang khoác áo CLB Palermo tại Ý), Dean James (24 tuổi, hậu vệ đa năng của CLB Go Ahead Eagles, Hà Lan) và Joey Pelupessy (31 tuổi, tiền vệ phòng ngự, CLB Lommel ở Bỉ). Các cầu thủ này lần lượt là người Ý và Hà Lan, đều có gốc gác Indonesia.Theo báo chí Indonesia, chỉ riêng cầu thủ Mees Hilgers, 23 tuổi, đang khoác áo CLB FC Twente (Hà Lan) hiện được định giá đến 9 triệu euro, theo trang Transfermarkt. Qua đó, cũng đã vượt qua giá trị của các đội tuyển khác trong khu vực Đông Nam Á, như đội Thái Lan khoảng 8,7 triệu euro, đội Malaysia (7,1 triệu euro) hay đội tuyển Việt Nam được định giá khoảng 6,7 triệu euro (hơn 186 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt, dựa trên giá trị số cầu thủ vừa triệu tập trong đợt thi đấu FIFA Days tháng 3.Bất chấp giá trị cầu thủ cao, do phần lớn họ đã được Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch thời gian qua và đa số đang thi đấu ở các CLB tại châu Âu. Nhưng về năng lực, đó lại là câu chuyện khác. Theo HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc: "Sự hòa nhập và các vấn đề khác, sẽ là yếu tố then chốt tạo nên một đội tuyển mạnh. Chúng tôi không đánh giá thấp đội Indonesia. Nhưng tôi tin, với tinh thần của đội tuyển Úc và cơ hội tốt để củng cố vị trí tại bảng đấu, chúng tôi sẽ hướng đến mục tiêu giành 3 điểm ở cuộc đấu ngay sân nhà".Đội tuyển Úc tiếp đội Indonesia trên sân nhà ở TP.Sydney lúc 16 giờ 10 ngày 20.3 tại lượt đấu thứ 7 vòng loại 3 World Cup 2026 khu vực châu Á. Sau đó, họ sẽ hành quân đến Trung Quốc gặp đội tuyển nước này lúc 18 giờ ngày 25.3."Đây là 2 trận đấu then chốt với đội tuyển Úc. Chúng tôi đặt mục tiêu thắng cả 2 để bảo vệ chắc vị trí thứ 2 tại bảng C (hiện có 7 điểm). Qua đó, sẽ có nhiều cơ hội để giành suất chính dự vòng chung kết World Cup 2026. Chúng tôi không chủ quan, chúng tôi cần tập trung tối đa, vì đây là 2 trận đấu vô cùng quan trọng", HLV Tony Popovic bày tỏ. Ở lượt đi, đội Úc hòa Indonesia tỷ số 0-0, và thắng đội Trung Quốc tỷ số 3-1.Trong khi đó, đội Indonesia đang xếp thứ 3 bảng C với 6 điểm, xếp trên đội Ả Rập Xê Út sau khi thắng đội này tỷ số 2-0 hồi tháng 11 năm ngoái, bằng điểm nhưng hơn hiệu số. 2 đội còn lại trong bảng là Trung Quốc và Bahrain cũng đều có cùng 6 điểm. Do đó, 2 lượt đấu sắp tới (ngày 20 và 25.3), sẽ tạo bước ngoặt rất lớn cho bảng đấu này. Ngoại trừ đội Nhật Bản (16 điểm), đã bỏ quá xa mọi đối thủ.Đội tuyển Indonesia sau trận gặp đội Úc ở sân khách, sẽ trở về sân nhà tiếp đội Bahrain tại Jakarta ngày 25.3. Đội Indonesia hiện có HLV mới là ông Patrick Kluivert, cùng một ban huấn luyện gồm toàn người Hà Lan, quyết tâm làm nên lịch sử giành vé dự World Cup 2026 để đại diện khu vực Đông Nam Á dự ngày hội bóng đá thế giới.
Thêm những bằng chứng chấn động về chuyến bay mất tích MH370
Yêu cầu tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM được nêu ra tại thông báo kết luận sau các cuộc kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ của Thủ tướng.Cuối tháng 9.2024, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công xây dựng vòng xoay A1 tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đây là khu phức hợp đa chức năng văn hóa, thương mại dịch vụ, có diện tích xây dựng lên tới 7,1 ha và sẽ là nhà ga trung tâm hiện đại rộng 5.800 m2 thuộc tuyến metro số 1 kết nối TP.HCM.Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhà ga tại vòng xoay sẽ đồng bộ với kế hoạch nối dài tuyến metro từ TP.HCM về Bình Dương. Tuyến này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng, về cơ bản điểm cuối sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7,1 ha.Tương lai sau khi nối tuyến, thời gian di chuyển đoạn TP.HCM đi thành phố mới Bình Dương sẽ rút ngắn chỉ còn 10 - 20 phút cho khoảng 30 km. Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, nhà ga sẽ phục vụ khoảng 14.700 lượt khách và 1.630 người làm việc mỗi ngày.Về nút giao Tân Vạn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương, TP.HCM và các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án đầu tư đồng bộ nút giao Tân Vạn với hệ thống giao thông của cả khu vực. Trong đó, nâng cấp 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn để khai thác đồng bộ với đường Vành đai 3 TP.HCM.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương rà soát, tính toán tiến độ, tăng tốc triển khai, phấn đấu khánh thành cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vào ngày 2.9.2026.Cũng theo văn bản kết luận, Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đẩy nhanh tiến độ triển khai đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, TP.HCM khẩn trương đầu tư ngay đoạn 3 km trên địa bàn, hoàn thành đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong quý 1/2025, khởi công dịp 30.4. TP.HCM và Tây Ninh hoàn thành thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai trước ngày 30.4.
Sáng 26 tháng chạp, sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập người qua lại, ai nấy cũng gấp gáp tranh thủ những giây phút để về quê đoàn tụ với gia đình. Đứng nép tại góc sân bay sau chờ tới lượt làm thủ tục, nhiều người bày tỏ sự háo hức với giây phút được về quê với gia đình. Bà Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, quê ở H.Can Lộc, Hà Tĩnh) mừng đến rơi nước mắt trước khoảnh khắc được về quê đón tết sau ròng rã 36 năm. Người phụ nữ rời quê hương vào Bình Dương cùng người thân từ nhỏ, kể từ đó đến nay chưa một lần quay về quê đón tết. Cha bà hiện đã mất, mẹ mới vào miền Nam nên mong mỏi được về sửa sang mộ cho cha là khát khao của người phụ nữ suốt nhiều năm qua. Niềm hạnh phúc như vỡ òa với bà khi được tặng vé máy bay miễn phí để về quê đón tết và có cơ hội hoàn thành tâm nguyện của một người con. Bà Quyên làm công nhân giày da với mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ khi mấy năm gần đây chồng bị tai biến và qua đời. Người con gái đầu đã lấy chồng nhưng bà vẫn phải nuôi hai con trai sau ăn học. Bà rất muốn về quê nhưng đành xem đó là ước mơ xa vời vì không đủ kinh phí."Khi nghe tin được tặng vé máy bay về quê miễn phí tôi mừng không từ gì có thể tả được. Tôi dành dụm từ lâu được 30 triệu đồng cùng với anh chị em gom góp, về quê thăm lại hai bà cô và làm lại mộ cho cha. Trước đây, bà cô có gọi điện giục về, nói rằng nếu không có tiền sẽ hỗ trợ nhưng tôi không thể nhận được. Bản thân rời quê đi lập nghiệp không có cho họ mà còn nhận ngược lại sẽ thấy áy náy trong lòng. Tôi hạnh phúc vì được về thăm quê sau thời gian dài đằng đẵng", người phụ nữ xúc động chia sẻ.Chị Vương Thị Nhung (38 tuổi, quê ở Bắc Giang) vào Bình Dương làm việc hơn chục năm nay. Ở quê không có công ăn việc làm ổn định, người phụ nữ chấp nhận gửi hai con cho ông bà, khăn gói vào Bình Dương làm công nhân với mong ước có tiền gửi về quê. Mỗi năm, dù khó khăn đến đâu nhưng người phụ nữ vẫn có mong ước được về quê đón tết cùng cha mẹ và các con. Năm nay, quãng đường 1.500 km dường như ngắn lại khi bà được trao vé máy bay miễn phí."Những năm trước tôi đều đi xe khách về quê nhưng năm nay thời gian di chuyển được rút ngắn. Con tôi năm nay học cấp 3, hơn ai hết tôi hiểu con rất cần cha mẹ bên cạnh trong thời gian này. Vì vậy, tôi chắt bóp chi tiêu dành dụm chi phí về quê đón tết, động viên các con cố gắng học tập", chị Nhung nói. Là một người mẹ, người phụ nữ có mong mỏi duy nhất là được gần các con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đành chấp nhận cố gắng làm xa nhà thêm ít năm nữa. Tết Nguyên đán năm nay, chị và các con sẽ gặp nhau, trò chuyện sau một năm xa cách. "Chồng tôi mấy năm nay sức khỏe hơi yếu nên không về cùng được. Hai vợ chồng cùng làm công nhân với mong mỏi lớn nhất là các con được học hành đầy đủ, tương lai tốt đẹp, không phải lam lũ như cha mẹ. Ở nhà tôi còn cha mẹ già, họ cũng đang háo hức chờ con về nhà", người phụ nữ chia sẻ. Chị Phan Thị Hương (34 tuổi, quê ở Nghệ An) hiện đang làm việc tại Long An. Chị cho biết, với những người làm việc xa nhà, gánh nặng tài chính luôn là vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, 3 năm gần đây chị không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. "Lâu rồi không về quê đúng dịp tết, cả gia đình chị về ngày bình thường để giảm chi phí. Năm nay được nghỉ nhiều hơn và có chuyến bay miễn phí nên thấy yên tâm, hào hứng về quê. Giờ về tôi mang theo lạp xưởng đặc sản của Long An về làm quà cho mọi người", chị Hương bày tỏ.Chương trình "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt tổ chức có 450 người bao gồm đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc cùng người thân của họ. Theo kế hoạch, chương trình gồm hai chuyến bay, từ TP.HCM đi tới Vinh khởi hành lúc 10 giờ 25 và từ TP.HCM đi Hà Nội khởi hành lúc 15 giờ 10 ngày 26 tháng chạp.
Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh khó khăn
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.