$903
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của geme. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ geme.Bước vào trận chung kết (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên), đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn khá cân sức với thành tích bất bại sau 3 trận vòng bảng. 2 đội đều thể hiện mình là ứng cử viên sáng giá để bước vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO diễn ra tại TP.HCM. Đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang đang có lượt trận bất bại và chưa bị thủng lưới trong khuôn khổ bảng C vòng loại khu vực. HLV Nguyễn Anh Tú và học trò đang có phong độ tốt, luôn thể hiện sức mạnh tấn công và phòng thủ trong 3 trận đấu vừa qua. Từ đội hình chính đến đội hình dự bị, HLV Nguyễn Anh Tú luôn có những chiến thuật đột biến, gây khó cho đội bạn. Nếu lực lượng đội hình chính là sức mạnh tấn công thì lực lượng đội hình dự bị là sức mạnh phòng thủ. Có thể nói, đội bóng Trường ĐH Nha Trang khá đồng điệu trong lối đá, thực hiện tốt chiến thuật đề ra của HLV trưởng và BHL. Cái tên đáng chú ý ở hàng tiền vệ trung tâm Trường ĐH Nha Trang là cầu thủ Hồ Thanh Phước (19, Trường ĐH Nha Trang). Thanh Phước là cầu thủ ghi bàn liên tiếp trong 3 trận đấu của Trường ĐH Nha Trang trong khuôn khổ bảng C. Đây là cầu thủ mà HLV Nguyễn Anh Tú tin tưởng, luôn có suất đá chính, đáp ứng được sơ đồ chiến thuật 3-5-2 của đội bóng. Đến với trận chung kết, Trường ĐH Nha Trang sẽ quyết tâm giành chiến trước tân binh Trường ĐH Quy Nhơn. Với tâm thế là đội chủ nhà cùng lực lượng cổ động viên hùng hậu, Trường ĐH Nha Trang có chỗ dựa tinh thần vững chắc để thể hiện năng lực và lối chơi của mình. Đội tân binh Trường ĐH Quy Nhơn ngang tài, ngang sức với đội bóng thành phố biển Trường ĐH Nha Trang. Đây là đội bóng có lối chơi đa dạng, công thủ toàn diện, có sự liên kết chặt chẽ giữa các tuyến. HLV Thái Bình Thuận có tư duy chiến thuật rất tốt và khả năng khích lệ tinh thần các học trò khi đang thi đấu trên sân. Thầy trò HLV Thái Bình Thuận thể hiện lối chơi quyết liệt, thực hiện nhiều đường chuyền dài vượt tuyến, chồng cánh, xâm nhập vòng cấm. Ở khu vực phòng thủ, các hậu vệ bọc lót nhau rất tốt trong những pha đánh chặn đường lên bóng của đối thủ. Trung vệ đội trưởng Nguyễn Văn Hà (3, Trường ĐH Quy Nhơn) là điểm tựa vững chắc cho đồng đội, có khả năng cắt bóng tốt ở khu vực trung tâm. Tiền vệ trung tâm Hồ Nhật Trí (6, Trường ĐH Quy Nhơn) cũng là cái tên nổi bật trong đội bóng và thường xuyên hỗ trợ phòng ngự, phối hợp cùng đội trưởng Nguyễn Văn Hà. Đây là 2 cầu thủ từng "ăn tập" ở đội trẻ Bình Định, trụ cột của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Trong lần đầu tham gia giải đấu, tân binh Trường ĐH Quy Nhơn là đối thủ khiến nhiều đội bóng phải e ngại vì sức mạnh được thể hiện qua lượt trận bất bại trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên). Với mục tiêu đi tiếp vào vòng chung kết diễn ra tại TP.HCM, Trường ĐH Quy Nhơn sẽ hạ quyết tâm, đánh bại đội bóng Trường ĐH Nha Trang. Trận chung kết chiều nay sẽ là trận đấu với thế trận đôi công, quyết liệt, cống hiến, lan tỏa thôn điệp "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" của giải đấu. 2 đội bóng ngang tài, ngang sức, đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn, ai sẽ đi tiếp? Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của geme. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ geme.Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã trở thành đại diện cuối cùng giành vé lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Trước lượt trận cuối bảng C diễn ra chiều nay (9.3), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đứng hạng ba với 3 điểm, hiệu số 0. Thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đang cạnh tranh trực tiếp tấm vé cuối cùng với ĐH Huế, đội đứng thứ ba bảng A với 3 điểm, hiệu số -5.Để có vé với tối thiểu là vị trí thứ ba xuất sắc nhất, điều kiện cần của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là thua với cách biệt dưới 6 bàn ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Ở cuộc so tài lúc 15 giờ 30 ngày 9.3, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đã nhập cuộc tốt trong 20 phút đầu. Song, khoảnh khắc mất tập trung từ phút 23 đến 27 đã khiến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM liên tục nhận bàn thua. Vũ Việt Hoàng trở thành ngôi sao của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, với pha dứt điểm cận thành dội xà vào lưới, cùng tình huống tâng bóng điệu nghệ qua đầu đối thủ để nhân đôi cách biệt.Dẫn trước 2-0, Trường Sư phạm TDTT Hà Nội không còn đẩy cao nhịp độ, mà đá thong dong để tiết kiệm thể lực. Bên phía đối diện, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không mạo hiểm dồn lên tấn công. Tỷ số 2-0 được giữ đến hết trận. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vào tứ kết với tư cách một trong hai đội hạng ba xuất sắc nhất.Như vậy, 8 đội bóng lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bao gồm: Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (bảng A), Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Văn Hiến (bảng B), Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (bảng C).Trong 8 đội bóng này, chỉ có 2 đội từng góp mặt ở tứ kết năm ngoái, đó là chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng Trường ĐH Văn Hiến. Sự góp mặt của những tên tuổi mới mẻ một lần nữa cho thấy sức hấp dẫn và diễn biến khó đoán tại sân chơi bóng đá sinh viên.Các trận đấu trong khuôn khổ tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam diễn ra trong các ngày 11 và 12.3 trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng. ️
Ngày 30.1, Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - hết 29.1), lực lượng CSGT đã lập biên bản 3.515 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.Trong đó, CSGT đã lập biên bản, xử lý 1.581 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 14 trường hợp khác điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy. Qua đó, CSGT tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với 433 trường hợp.Tín hiệu khả quan là không có trường hợp tài xế ô tô nào vi phạm nồng độ cồn. Theo Phòng CSGt Công an TP.HCM, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn được nêu tại Nghị định số 168/2024. Với nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Với nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Với nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì các tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán. Phòng CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, sử dụng rượu, bia có trách nhiệm: "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cộng đồng. ️
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động. ️