Mẹo giảm cân, duy trì vóc dáng như ý nhờ chế độ ăn theo nhóm máu
Công ty Bảo Tín Minh Châu 2 lần tăng giá vàng nhẫn với tổng mức tăng thêm 1 triệu đồng/lượng, lên 96,3 triệu đồng ở chiều mua vào, bán ra 97,8 triệu đồng. Công ty Phú Quý cũng 4 lần điều chỉnh giá vàng nhẫn trong sáng 18.3 với tổng mức tăng 1 triệu đồng, mua vào lên 96,1 triệu đồng, bán ra 97,7 triệu đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh giá, Tập đoàn Doji tăng giá vàng nhẫn 1,1 triệu đồng/lượng, lên 96,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 97,7 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng tăng giá mua vàng nhẫn lên 95,6 triệu đồng, bán ra 97,2 triệu đồng…Giá vàng miếng SJC cũng tiếp tục tăng thêm 300.000 đồng mỗi lượng so với đầu ngày, nâng tổng mức tăng trong sáng 18.3 lên 1,1 triệu đồng/lượng. Các công ty như SJC, Doji, Phú Quý… mua vào vàng miếng SJC với giá 95,7 triệu đồng, bán ra 97,2 triệu đồng. Vàng miếng SJC có giá cao hơn thế giới tăng lên 3,7 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn có giá cao hơn từ 3,7 - 4,3 triệu đồng/lượng. Giá kim loại quý thế giới tiếp tục tăng lên đỉnh mới ở 3.015 USD/ounce, thêm 10 USD so với đầu ngày. Vàng đã vượt trội hơn nhiều loại tài sản, tăng khoảng 39% kể từ tháng 3 năm ngoái. Sự đánh giá cao đáng chú ý này phản ánh sự kết hợp của việc giảm lãi suất và tái phân bổ vốn chiến lược vào các khoản đầu tư dựa trên vàng.Vàng thế giới duy trì mức trên 3.000 USD/ounce nhờ yếu tố kinh tế vĩ mô thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư trú ẩn vào kênh này. Sự suy yếu của đồng đô la đã đóng một vai trò đáng kể, với chỉ số USD giảm 0,32% xuống mức thấp 103,03 điểm. Nguyên nhân bắt nguồn từ mối lo ngại ngày càng tăng về thuế quan tiềm tàng và căng thẳng thương mại có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Các chỉ số kinh tế Mỹ gần đây đã củng cố thêm những lo ngại nói trên. Số liệu bán lẻ tháng 2 thấp hơn kỳ vọng, trong khi khảo sát sản xuất Empire về điều kiện kinh doanh chung trong tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng, cho thấy động lực kinh tế có thể đang suy yếu.Lạm phát dai dẳng ở nhiều lĩnh vực đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng như một biện pháp phòng ngừa truyền thống chống lại giá cả tăng. Ngoài ra, các nhà đầu tư ngày càng tập trung vào nợ tài chính đang gia tăng của Mỹ, điều này tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm đến danh tiếng của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn.Bối cảnh địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng ở Trung Đông, đã góp phần đáng kể vào vị thế của vàng như một nơi trú ẩn an toàn cho vốn. Những người tham gia thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ hậu quả kinh tế tiềm tàng từ các chính sách thương mại có thể gây ra các tranh chấp thương mại toàn cầu rộng lớn hơn.Sự chú ý của thị trường hiện chuyển sang cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường Mở của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến bắt đầu vào ngày mai và kết thúc vào thứ tư. Theo công cụ FedWatch của CME, có 99% khả năng Fed sẽ duy trì lãi suất quỹ liên bang chuẩn hiện tại trong khoảng từ 4,25% đến 4,5%. Điều này thể hiện sự thay đổi nhỏ trong kỳ vọng, vì trước đó có 2% khả năng lãi suất sẽ giảm 0,25%. Sự hội tụ của các yếu tố chính sách kinh tế, địa chính trị và tiền tệ này mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ cho giá vàng ở mức hiện tại.Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh coi chừng vi phạm quy chế bảo mật đề thi
Đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại sân bay quốc tế Nội Bài có Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko.Tháp tùng Thủ tướng Mikhail Mishustin thăm Việt Nam có: Phó thủ tướng Overchuk Alexey Logvinovich; Phó thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Chernyshenko Dmitry Nikolaevich; Bộ trưởng Bộ Công thương Alikhanov Anton Andreevich; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lyubimova Olga Borisovna; Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Reshetnikov Maxim Gennadievich; Bộ trưởng Bộ Tài chính Siluanov Anton Germanovich; Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Shadaev Maksut Igorevich...Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, chuyến thăm cho thấy hai nước coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa và quốc phòng an ninh. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên rà soát, thảo luận và tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác, trao đổi về tiến độ thực hiện các dự án hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp..., cùng đề ra các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Nga.Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết, Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam.Hai bên sẽ trao đổi về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, chú trọng đến việc triển khai các dự án chung về năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Sau các cuộc đàm phán, dự kiến hai bên sẽ ký kết một số văn bản chung.Đại sứ G.S.Bezdetko đánh giá, trong 75 năm qua, từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô/Nga và Việt Nam (30.1.1950 - 30.1.2025), hai nước đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có những kinh nghiệm độc đáo về hợp tác cùng có lợi và đa dạng.
TP.HCM công bố kết quả tuyển bổ sung lớp 10 chuyên, tích hợp
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.
Các VĐV chạy bộ đã sẵn sàng tham gia
Liên Quân Mobile năm thứ 8: Game thủ mùa Tết vẫn ồ ạt
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)