Vạch trần 'chiêu' mạo danh để tuyển dụng, lừa tiền sinh viên: Địa phương vào cuộc
Phim Đi về miền có nắng phát sóng trên khung giờ vàng lúc 20 giờ của VTV3 có nội dung khá hấp dẫn với sự tham gia của 3 gương mặt trẻ trong tuyến chính là Bình An, Khánh Ly, Yên Đan. Đây là bộ phim truyền hình kết hợp giữa dàn diễn viên hai miền Nam - Bắc có nội dung về những ước mơ, hoài bão của người trẻ trong sự nghiệp và tình yêu do đạo diễn Quốc Thuận cầm trịch.Xác nhận với Thanh Niên về vai chính đầu tiên trên phim truyền hình nhưng Hoàng Khánh Ly cho biết hiện tại theo yêu cầu của nhà sản xuất, cô chưa thể tiết lộ chi tiết về vai diễn.Theo diễn biến phim Đi về miền có nắng tập 1 vừa lên sóng tối 6.1, Hoàng Khánh Ly đóng nữ chính Ánh Dương, là trợ lý xinh đẹp của ông Phan. Ông Phan luôn tin tưởng Ánh Dương nên giao nhiều công việc quan trọng ở công ty và nhà máy cho cô. Cô cũng giúp ông xử lý nhiều việc rắc rối xảy ra ở nhà máy. Trong khi đó, con trai của ông Phan là Đình Phong (Bình An) vừa từ nước ngoài về nhưng lại có mối quan hệ không tốt với chính bố ruột của mình. Nguyên nhân là do những hiểu lầm về cái chết của mẹ anh cách đây 10 năm trong một vụ tai nạn giao thông. Từ những diễn biến phim vừa hé lộ, có thể thấy Đình Phong và Ánh Dương sẽ là cặp "oan gia ngõ hẹp" và sau này sẽ nảy sinh tình cảm. Trong khi đó, hiện tại Phong đã có bạn gái là Tường Vân (Yên Đan). Bộ ba này sẽ tạo nên cuộc tình tay ba trên màn ảnh nhỏ sắp tới, hứa hẹn kịch tính và mới mẻ.Trên sóng phim giờ vàng, Khánh Ly là gương mặt quen thuộc trong một số vai phụ ở các phim như Hương vị tình thân, Lựa chọn số phận, Dưới bóng cây hạnh phúc, Thương ngày nắng về, Trạm cứu hộ trái tim… Đặc biệt trong Đi giữa trời rực rỡ, nữ diễn viên sinh năm 1998 đóng vai phụ cô sinh viên tên Lê nhưng "gây bão" với chất giọng đặc trưng Nghệ An và lối diễn xuất tự nhiên đã nhận về nhiều phản hồi tích cực của khán giả.Xiaomi Watch S3 ra mắt, pin dùng 15 ngày
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.
Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Campuchia tuần tra chung lần thứ 62
Như Quý Công, số 30, đội trưởng, là sinh viên ngành Giáo dục thể chất. Hay nhiều sinh viên ngành y sinh học thể dục thể thao, cũng từng tham gia hỗ trợ về y tế cho nhiều giải bóng đá sinh viên các năm qua.
Ngoài các bộ sưu tập trên, DOJI còn mang tới thị trường rất nhiều sản phẩm với đa dạng mẫu thiết kế và mức giá, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Song Hye Kyo bật mí rửa mặt bằng sữa hâm nóng để giữ gìn nhan sắc
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.