'Mỹ nhân bolero' Thiên Hương: Tôi thấy mình tệ khi từng muốn bỏ nghề
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.Đến Nga để bị thu 'bỏ bùa'
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn thành phố.Đây là nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ thêm của Đà Nẵng ngoài các chế độ chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và các chính sách khác theo quy định pháp luật.UBND TP.Đà Nẵng nhận định, cần có chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách ngoài chế độ chính sách được hưởng theo quy định của Trung ương cho cán bộ, công chức viên chức nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân sự, đảm bảo yêu cầu khẩn trương, quyết liệt về tiến độ và hiệu quả theo quy định của Trung ương.Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức viên chức; cán bộ, công chức phường/xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người làm việc theo hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019 được áp dụng chính sách như công chức.Cụ thể, đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp thẩm quyền: hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi: hỗ trợ thêm một lần bằng 25% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 178/2024 của Chính phủ, các bộ ban ngành ở Trung ương, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên đi công tác ở cơ sở. Để đảm bảo chỉ tiêu này, thành phố hỗ trợ thêm một lần bằng 100% mức hỗ trợ tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024 để khuyến khích, hỗ trợ để cán bộ tăng cường đến làm việc ở cấp xã trong 3 năm.Trường hợp cán bộ, công chức phường/xã dôi dư đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết 43/2024 của HĐND TP.Đà Nẵng về hỗ trợ cho nhóm đối tượng này thì được lựa chọn hưởng chính sách, chế độ cao hơn.Cũng tại kỳ họp, HĐND TP.Đà Nẵng đã thông qua quy định chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng giai đoạn 2025 - 2030.Ngoài quy định của Chính phủ, các trường hợp trên được TP.Đà Nẵng hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024 của Chính phủ.Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, trong 3 nhiệm kỳ qua, ngoài được hưởng các chế độ, chính sách của Trung ương, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi trên địa bàn thành phố sẽ được hưởng thêm chế độ, chính sách hỗ trợ riêng của thành phố.Theo đó, có 152 trường hợp không đủ tuổi tái cử cấp ủy và xin nghỉ hưu trước tuổi đã được TP.Đà Nẵng đã hỗ trợ với kinh phí gần 13,5 tỉ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 8.3.2024: Đồng loạt giảm nhẹ
Đội Trường ĐH RMIT đã có khởi đầu khá tốt tại vòng loại khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Ở trận ra quân gặp đội Trường ĐH Gia Định, đội Trường ĐH RMIT đã 2 lần vượt lên dẫn trước đối thủ (dẫn 1-0 và 2-1). Lần lượt, Nguyễn Đỗ Minh Hiếu và Sengduangmisay Salavut (người Lào) lập công cho đội Trường ĐH RMIT. Ở phía ngược lại, Lê Vũ Bảo (phút 40+2) và Võ Nguyễn Kiếm Anh (phút 80+5) là những cái tên đã ghi bàn giúp đội Trường ĐH Gia Định giành lại 1 điểm quý giá.Việc không duy trì được sự tập trung trong những phút bù giờ khiến cho "đội bóng nhà giàu" đánh rơi 3 điểm đầy tiếc nuối. "Thật sự rất đáng tiếc khi đội không thể giành 3 điểm ở trận ra quân. Hai tình huống mà chúng tôi nhận bàn thua đều giống nhau, khi thời gian bù giờ chỉ còn đúng 1 phút là bị gỡ hòa. Chúng tôi sẽ cải thiện điều này. Tuy nhiên, các cầu thủ của đội Trường ĐH RMIT đã thi đấu với 200% sức lực, đúng với kỳ vọng của tôi", HLV trưởng Võ Trung Kiên bày tỏ.Theo HLV Trung Kiên, đội Trường ĐH RMIT cần phải cải thiện thêm nhiều về thể lực. Bởi 2 bàn thua ở những phút bù giờ đến từ việc các cầu thủ đã thấm mệt, chuột rút... nên không thể duy trì sự tập trung và theo kèm được đối phương. Nếu khắc phục được hạn chế về mặt thể lực, đội Trường ĐH RMIT hứa hẹn sẽ trở nên khó chịu hơn.Nổi bật trong đội hình của Trường ĐH RMIT là "ngoại binh" Lào Sengduangmisay Salavut, người đã ghi bàn ngay trong trận đấu đầu tiên. Về cầu thủ người Lào, HLV Trung Kiên nhận định: "Cầu thủ sinh viên người Lào chính là một trong những cá nhân tốt nhất của đội Trường ĐH RMIT. Cậu ấy là nhân tố chủ chốt trong lối chơi của chúng tôi, bên cạnh cầu thủ đeo băng đội trưởng. Hai bạn này là hạt nhân mà tôi tin tưởng, có thể giúp đội Trường ĐH RMIT kiểm soát trận đấu cũng như giải quyết khâu ghi bàn"."Đây là lần đầu tiên tôi dẫn dắt đội Trường ĐH RMIT tham dự giải bóng đá sân 11. Nên khi các cầu thủ đặt vấn đề, tôi chỉ dám nói là chúng ta sẽ dự giải với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái nhất cho các cầu thủ. Nhưng khi nhập cuộc, chúng tôi đều thi đấu với 200% sức lực. Nếu thể hiện tốt thì sẽ có kết quả tốt.Đội Trường ĐH RMIT còn 2 trận nữa ở nhóm 3, gặp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (vào ngày 4.1) và đội Trường ĐH Văn Lang (vào ngày 9.1) đều rất mạnh. Chúng tôi vẫn giữ tinh thần như vậy, vẫn chơi với 200% sức lực. Trong bóng đá không nói trước được điều gì, biết đâu sẽ có bất ngờ", HLV Trung Kiên nói thêm.
Sau AFF Cup 2024, CLB Hà Nội đón những nhà vô địch như Thành Chung, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hai Long và Tuấn Hải trở về. Những tuyển thủ đội tuyển Việt Nam đều có phong độ tốt ở AFF Cup, hứa hẹn giúp CLB Hà Nội nâng tầm sức mạnh, hướng đến chặng đường tiếp theo ở Cúp quốc gia và V-League. Tuy nhiên, ngoài Xuân Mạnh, HLV Lê Đức Tuấn đã không điền tên 4 cầu thủ còn lại vào danh sách thi đấu ở vòng 1/8 Cúp quốc gia, gặp CLB Đồng Tháp. Dù vậy, với việc được thi đấu trên sân nhà Hàng Đẫy và chỉ phải gặp đội bóng đang chơi ở hạng nhất nên giới chuyên môn dự đoán CLB Hà Nội sẽ có trận đấu dễ thở.Đúng như những nhận định, CLB Hà Nội đã thể hiện sự vượt trội, tạo ra sức ép lớn về phía khung thành CLB Đồng Tháp trong hiệp 1. Theo thống kê của chuyên trang Sofascore, CLB Hà Nội cầm bóng gần 75% và tung ra đến 10 cú sút - gấp 5 lần những gì mà CLB Đồng Tháp làm được. Tuy nhiên, sự chính xác là điều mà CLB Hà Nội không có ở hiệp 1, khiến họ bị Đồng Tháp cầm chân 0-0.Ngay sau tiếng còi khai cuộc, CLB Hà Nội đẩy cao đội hình tấn công. Ở cánh phải, nơi có sự xuất hiện của bộ đôi Văn Xuân và Văn Kiên trở thành hướng tấn công chính. Cặp đôi này liên tục chồng biên và thực hiện những đường tạt bóng nguy hiểm, khiến hàng thủ Đồng Tháp vất vả cản phá.Trong khi đó, ở khu vực trung tuyến, Hùng Dũng thể hiện tốt vai trò cầm nhịp và mở ra những đường chuyền thuận lợi cho hàng tiền đạo. Dù vậy, khi được trao cơ hội, những chân sút như Văn Quyết, Văn Tùng hay Văn Trường đều sút bóng ra ngoài hoặc không chiến thắng được thủ thành Thanh Tuấn của CLB Đồng Tháp.Ở chiều ngược lại, CLB Đồng Tháp chơi co cụm để bảo toàn mành lưới. Đội bóng của HLV Phan Thanh Bình lùi sâu đội hình và cũng không vội vàng phản công nhanh mỗi khi giành được bóng. Đại diện đất sen hồng chỉ có 2 cú sút về phía khung thành của Văn Hoàng nhưng cũng đưa bóng ra ngoài.Thế trận hiệp 2 không có nhiều thay đổi khi CLB Hà Nội vẫn là đội kiểm soát hoàn toàn thế trận. Đội bóng của HLV Lê Đức Tuấn đẩy cao nhịp độ và triển khai đa dạng các mảng miếng tấn công. Dù vậy, cũng giống hiệp 1, đội chủ bế tắc và không thể xuyên thủng được hàng thủ dày đặc, chơi lăn xả của CLB Đồng Tháp.Khoảng thời gian cuối trận, CLB Hà Nội không còn duy trì được sức ép như trước đó. Phía đối diện, CLB Đồng Tháp vẫn giữ cự ly đội hình tốt và có một số tình huống lên bóng đáng chú ý. Đáng tiếc, các chân sút của Đồng Tháp như Vũ Linh, Tuấn Em tỏ ra vội vàng và dứt điểm thiếu chính xác, khiến trận đấu khép lại với tỷ số hòa 0-0.Hòa 0-0 trong thời gian thi đấu chính thức, CLB Hà Nội và CLB Đồng Tháp phải bước vào loạt sút luân lưu. Đáng chú ý, đây là trận đấu thứ 3 liên tiếp ở Cúp quốc gia diễn ra chiều 12.1, sau trận đấu giữa CLB HAGL gặp CLB Bình Phước và CLB Bà Rịa-Vũng Tàu gặp Ninh Bình phải giải quyết bằng loạt “đấu súng”. Tại đây, cú sốc đã xảy ra khi CLB Đồng Tháp vượt qua CLB Hà Nội 4-3 sau 5 lượt sút.Bất ngờ đánh bại CLB Hà Nội, Đồng Tháp góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia 2024 - 2025. Đối thủ của thầy trò HLV Phan Thanh Bình là CLB SLNA - đội có chiến thắng 1-0 trước CLB Đà Nẵng ngày 11.1.
42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc
Hoàng Ly Na (19 tuổi, trú TP.Huế) đến chùa Từ Hiếu từ rất sớm, cùng nhóm bạn vui vẻ chụp ảnh dưới những hàng thông reo, hồ nước hay góc tường rêu phong của chùa. Cảnh vật, không gian và âm thanh yên bình của ngôi cổ tự khiến nhóm bạn trẻ càng thư giãn, an yên trong những ngày cuối năm.Na cho biết, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, từ việc thuê trang phục áo dài cách tân đến chọn khung giờ chụp lý tưởng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. "Khung cảnh ở đây đậm chất cổ xưa, rất đẹp. Mình đến đây từ rất sớm nên đã chụp được rất nhiều bức ảnh ưng ý", Na nói.Ở một góc khác chị Trần Thu Hà (một du khách đến từ Quảng Nam) cũng vượt hàng trăm cây số để đến ngôi chùa này check-in để chụp ảnh Tết Nguyên đán. Chị Hà chọn cho mình phong cách hoài cổ, lấy cảm hứng từ nét đẹp phụ nữ triều Nguyễn với tà áo dài Nhật Bình để phù hợp với không gian nơi đây."Biết nhiều đến sự thơ mộng của ngôi chùa này lâu rồi nên hôm nay mình quyết định đến đây để chụp ảnh. Đây là một ngôi chùa cổ mang trong mình nét đẹp thơ mộng, yên bình, đậm chất Huế xưa. Đến đây để chụp hình ngoài khung cảnh đẹp, mình hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của chùa.Ở những không gian khác của chùa Từ Hiếu, nhiều nhóm bạn trẻ đang hào hứng chụp ảnh tết, với những câu chuyện và phong cách độc đáo. Một số đầu tư trang phục áo dài, số mang theo bó hoa tươi và các phụ kiện như quạt giấy, nón lá để làm điểm nhấn cho bộ ảnh. Điểm chung là bất cứ khi đến chùa cũng đều đi nhẹ, nói khẽ và tập trung chăm chút từng góc hình.Chia sẻ lý do khiến địa điểm này đang gây "sốt" giới trẻ, Trương Thị Ái Huyền (19 tuổi, thợ chụp ảnh ở Huế) cho rằng vì không gian ở đây cổ kính và khá rộng nên có nhiều vị trí để chụp ảnh. "Thời gian gần đây, các bạn trẻ rất thích phong cách cổ điển nên lượng khách chụp hình yêu cầu mình đến đây rất đông. Muốn cho ra một bộ ảnh xuân ưng ý, các bạn nên chọn trang phục áo dài, đi vào thời điểm buổi trưa sẽ có ánh sáng đẹp, ít người... nên việc chụp ảnh thuận tiện hơn", Huyền chia sẻ.Chùa Từ Hiếu được hình thành vào năm 1848, ngôi chùa được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất xây dựng từ thời nhà Nguyễn, sở hữu nhiều kiến trúc độc đáo với những nét kiến trúc mang đậm chất xứ Huế. Từ lúc xây dựng chùa đến bây giờ, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn luôn giữ nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có, trải qua biết bao thời gian. Chùa Từ Hiếu nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình với sự giản dị, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng giữa khu rừng thông xanh mát bên cạnh con suối nhỏ trong vắt. Đây còn được nhiều người biết đến vì là nơi yên nghỉ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về Việt Nam.