2 đêm 1 ngày sống cùng không khí lễ hội vịnh Xuân Đài
Sáng 1.1, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người mặc áo tài xế công nghệ ôm đầu vì bị hành hung trên đường, xung quanh 2 chiếc xe máy ngã xuống đất, người và xe qua lại rất đông. Theo nội dung đoạn clip được người đi đường quay lại, người đàn ông mặc áo xanh nước biển liên tục đánh người mặc áo tài xế công nghệ. Người mặc áo tài xế công nghệ chỉ biết nằm im ôm đầu chịu trận. Lúc này, một người khác cùng mặc áo tài xế công nghệ đã đến can ngăn, nhưng cũng bị người mặc áo xanh chỉ mặt đe dọa.Tiếp theo, khi tài xế nằm gục chưa thể đứng lên, một người phụ nữ lại tiếp tục 1 tay nắm cổ áo, 1 tay đấm vào vùng vai của người này. Cùng thời điểm, người đàn ông mặc áo xanh quay qua xô xát với 1 đôi nam nữ khác đứng gần đó.Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục dùng chân đạp lên đầu của nam tài xế kèm những tiếng chửi. Giao thông qua khu vực ùn ứ, nhiều người ngồi trên xe ngoái nhìn, nhưng trong đoạn clip không xuất hiện thêm ai can ngăn. Khoảng 1 giờ sau khi đăng tải, đoạn clip thu hút hơn 26.000 lượt xem, 600 lượt bình luận. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi thấy cách hành xử hung hăng trên đường phố.Tài khoản Luong Trung Duong thở dài: "Lại nữa hả". Nicknam Duyên Lê viết: "Sao bao nhiêu người mà không ai gọi 113 lấy một cuộc, để tụi nó hành hung người ta dã man vậy?". Số đông khác thì đoán rằng chắc chắn cặp đôi sẽ được "mời lên phường"... "Hành vi đấm vào đầu, cổ... cố ý giết người", một người dùng mạng xã hội ngao ngán.Theo tìm hiểu của PV, sự việc xảy ra trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1), thuộc địa bàn đảm trách của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM. Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, CSGT Bến Thành cùng Công an P.Bến Nghé đang vào cuộc xác minh, trích xuất các camera để xử lý vụ việc.'Vỡ mộng' vì đi ăn, vui chơi theo lời giới thiệu của TikToker
Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành kiểm tra đột xuất tại một địa điểm kinh doanh tại đường A11, xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), phát hiện và tạm giữ hơn 6 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện địa điểm kinh doanh nói trên do bà Đ.H.T là chủ cơ sở, đang hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.Đồng thời, Đoàn kiểm tra phát hiện chủ cơ sở kinh doanh đang bày bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại có số lượng tổng cộng là 35.034 sản phẩm (khoảng hơn 6 tấn), chủ yếu là các mặt hàng kem dưỡng da, son môi, phấn, kem chống nắng, kem làm trắng răng, dầu gội, tinh dầu, nước hoa…Chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được bất cứ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ nào để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa vi phạm được niêm yết giá với tổng giá trị là 803,7 triệu đồng.Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang vật và biên bản niêm phong tang vật; đồng thời chuyển hồ sơ lên Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk để xử lý theo quy định của pháp luật.Theo thống kê của các sàn thương mại điện tử, mặt hàng làm đẹp cho nữ giới luôn đứng top đầu về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, chất lượng và xuất xứ hàng hóa vẫn luôn là vấn đề đáng báo động.
Những doanh nhân tuổi rồng
Theo các nhà phân tích, hàng tồn kho tăng là dấu hiệu của nhu cầu yếu. Hôm nay (8.5), nếu báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cũng cho thấy nguồn dầu thô được đưa vào các nhà máy lọc dầu giảm nữa thì "đó là một vấn đề", bởi bước vào mùa lái xe cao điểm mùa hè, cần phải tăng mức tiêu thụ chứ không phải tăng tồn kho.
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
Dân mạng phẫn nộ tài xế lái ô tô nhập làn ‘như tự sát’ trên cao tốc
Ở lần thứ 2 tham dự, đội bóng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) đã đạt ước nguyện khi lần đầu góp mặt ở VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Điều này lập tức nhận được sự chú ý đặc biệt, bởi thương hiệu Bách Khoa luôn có dấu ấn đặc biệt ở giới bóng đá sinh viên ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.Thực tế, việc thầy trò HLV Nguyễn Văn Tuấn toàn thắng ở vòng loại, kể từ vòng bảng đến play-off, cho thấy tân binh VCK này có thể có chút bỡ ngỡ, nhưng đầy tiềm lực để có thể gây ra bất ngờ với mục tiêu lọt vào tốp 4.HLV Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ: "Cảm xúc của tôi khi cùng đội bóng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trở lại sân chơi toàn quốc rất vui và hạnh phúc. Kết quả này tiếp thêm động lực cho mình, để tự tin hơn cho nghiệp huấn luyện phía trước.Kết quả này là một trong những niềm vui lớn nhất của tôi qua 2 năm nắm đội bóng đá Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Mong rằng cơ hội này cũng là may mắn, chúng tôi sẽ luôn đón chờ điều tốt đẹp đến với ngôi trường thân yêu".Đây là mùa thứ 2 liên tiếp thầy trò Trường ĐH TDTT Đà Nẵng góp mặt ở VCK giải TNSV THACO cup 2025. Năm nay đại diện miền Trung sẽ càng đáng gờm khi bổ sung những gương mặt chất lượng, từng ăn tập trong màu áo đội trẻ của các CLB bóng đá chuyên nghiệp và bán chuyên.Có thể kể tên thủ môn Phan Việt Cường, từng chơi cho đội U.19 Huế; Phạm Nguyễn Minh Quân xuất thân từ U.19 Thể Công Viettel; Lê Trung Quốc từng khoác áo U.21 Gama Vĩnh Phúc.HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết, kể từ sau khi vượt qua vòng loại đầy cam go ở khu vực Duyên hải miền Trung, đội bóng đã được lãnh đạo Trường ĐH TDTT Đà Nẵng tạo điều kiện tốt để tập luyện."Thời gian qua, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng luôn rèn quân đều đặn. Chúng tôi cũng đã có 4 trận đấu cọ xát với U.17 Đà Nẵng và thu được kết quả khá khả quan. Lực lượng của đội ổn định. Cộng với nỗ lực tập luyện nên về mọi thứ đã trơn tru hơn so với thời điểm thi đấu ở vòng loại. Tuy nhiên, tập thể cầu thủ đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cũng cần cải thiện thêm vài điều để chơi tốt ở vòng chung kết", ông Kiên chia sẻ.