Philippines nhập đến 4,1 triệu tấn, gạo Việt Nam thêm nhiều cơ hội
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.Người Việt đi chùa ngày tết có khác ngày thường không, nên ăn mặc thế nào?
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Người Hà Nội thải ra 7.000 - 7.500 tấn rác mỗi ngày
Ngoài ra, Toyota Raize còn có thêm hệ thống kiểm soát lực kéo, cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau...
Bước vào trận chung kết (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên), đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn khá cân sức với thành tích bất bại sau 3 trận vòng bảng. 2 đội đều thể hiện mình là ứng cử viên sáng giá để bước vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO diễn ra tại TP.HCM. Đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang đang có lượt trận bất bại và chưa bị thủng lưới trong khuôn khổ bảng C vòng loại khu vực. HLV Nguyễn Anh Tú và học trò đang có phong độ tốt, luôn thể hiện sức mạnh tấn công và phòng thủ trong 3 trận đấu vừa qua. Từ đội hình chính đến đội hình dự bị, HLV Nguyễn Anh Tú luôn có những chiến thuật đột biến, gây khó cho đội bạn. Nếu lực lượng đội hình chính là sức mạnh tấn công thì lực lượng đội hình dự bị là sức mạnh phòng thủ. Có thể nói, đội bóng Trường ĐH Nha Trang khá đồng điệu trong lối đá, thực hiện tốt chiến thuật đề ra của HLV trưởng và BHL. Cái tên đáng chú ý ở hàng tiền vệ trung tâm Trường ĐH Nha Trang là cầu thủ Hồ Thanh Phước (19, Trường ĐH Nha Trang). Thanh Phước là cầu thủ ghi bàn liên tiếp trong 3 trận đấu của Trường ĐH Nha Trang trong khuôn khổ bảng C. Đây là cầu thủ mà HLV Nguyễn Anh Tú tin tưởng, luôn có suất đá chính, đáp ứng được sơ đồ chiến thuật 3-5-2 của đội bóng. Đến với trận chung kết, Trường ĐH Nha Trang sẽ quyết tâm giành chiến trước tân binh Trường ĐH Quy Nhơn. Với tâm thế là đội chủ nhà cùng lực lượng cổ động viên hùng hậu, Trường ĐH Nha Trang có chỗ dựa tinh thần vững chắc để thể hiện năng lực và lối chơi của mình. Đội tân binh Trường ĐH Quy Nhơn ngang tài, ngang sức với đội bóng thành phố biển Trường ĐH Nha Trang. Đây là đội bóng có lối chơi đa dạng, công thủ toàn diện, có sự liên kết chặt chẽ giữa các tuyến. HLV Thái Bình Thuận có tư duy chiến thuật rất tốt và khả năng khích lệ tinh thần các học trò khi đang thi đấu trên sân. Thầy trò HLV Thái Bình Thuận thể hiện lối chơi quyết liệt, thực hiện nhiều đường chuyền dài vượt tuyến, chồng cánh, xâm nhập vòng cấm. Ở khu vực phòng thủ, các hậu vệ bọc lót nhau rất tốt trong những pha đánh chặn đường lên bóng của đối thủ. Trung vệ đội trưởng Nguyễn Văn Hà (3, Trường ĐH Quy Nhơn) là điểm tựa vững chắc cho đồng đội, có khả năng cắt bóng tốt ở khu vực trung tâm. Tiền vệ trung tâm Hồ Nhật Trí (6, Trường ĐH Quy Nhơn) cũng là cái tên nổi bật trong đội bóng và thường xuyên hỗ trợ phòng ngự, phối hợp cùng đội trưởng Nguyễn Văn Hà. Đây là 2 cầu thủ từng "ăn tập" ở đội trẻ Bình Định, trụ cột của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Trong lần đầu tham gia giải đấu, tân binh Trường ĐH Quy Nhơn là đối thủ khiến nhiều đội bóng phải e ngại vì sức mạnh được thể hiện qua lượt trận bất bại trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên). Với mục tiêu đi tiếp vào vòng chung kết diễn ra tại TP.HCM, Trường ĐH Quy Nhơn sẽ hạ quyết tâm, đánh bại đội bóng Trường ĐH Nha Trang. Trận chung kết chiều nay sẽ là trận đấu với thế trận đôi công, quyết liệt, cống hiến, lan tỏa thôn điệp "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" của giải đấu. 2 đội bóng ngang tài, ngang sức, đội chủ nhà Trường ĐH Nha Trang và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn, ai sẽ đi tiếp? Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Xe mì khu Chợ Lớn: Nghĩa tình 2 cô phụ việc đồng hành cùng 'cậu chủ khờ'
Theo BGR, một nguồn tin rò rỉ uy tín cho biết Apple đang phát triển một mẫu iPhone mới với thiết kế siêu mỏng, dự kiến sẽ được ra mắt với tên gọi iPhone 17 Air và ra mắt vào mùa thu năm nay. Đây được xem là bước đi tiếp theo của Apple trong việc đa dạng hóa dòng sản phẩm iPhone, hướng đến người dùng ưa chuộng thiết kế mỏng nhẹ.Việc sử dụng tên gọi Air gợi nhắc đến dòng sản phẩm MacBook Air và iPad Air, vốn nổi tiếng với thiết kế mỏng nhẹ. Cây bút công nghệ uy tín Mark Gurman của Bloomberg cho biết iPhone 17 Air được kỳ vọng sẽ là chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay, với độ dày chỉ khoảng 5,8 mm, mỏng hơn đáng kể so với các mẫu iPhone hiện tại.Ông Gurman cũng tiết lộ iPhone 17 Air sẽ là 'sân chơi thử nghiệm cho các công nghệ tương lai', gồm cả những công nghệ sẽ được ứng dụng trên chiếc iPhone màn hình gập đầu tiên của Apple.Ngoài ra, chiếc điện thoại siêu mỏng này còn mang đến một số điểm nhấn đáng chú ý khác như:Không chỉ Apple, Samsung cũng được cho là đang phát triển một mẫu smartphone siêu mỏng để cạnh tranh với iPhone 17 Air. Galaxy S25 Slim dự kiến sẽ là đối thủ trực tiếp của iPhone 17 Air trong phân khúc smartphone siêu mỏng.Mặc dù Apple chưa chính thức xác nhận bất kỳ thông tin nào về iPhone 17 Air, nhưng với những tin đồn ngày càng rõ nét, người dùng hoàn toàn có thể mong đợi một chiếc iPhone mỏng nhẹ, thời trang và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến trong tương lai gần.