Trao hơn 103 triệu đồng bạn đọc hỗ trợ 5 chị em mồ côi
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 19,10,2021
Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu 492 tình nguyện viên nam nữ khác đánh giá mức độ hấp dẫn của những người khác giới trong nhóm này - qua các bức ảnh chụp từng người.
Tân Tạo công bố Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến kiện một số doanh nghiệp tại Mỹ
Đến hơn 9 giờ sáng, nắng đã khá gay gắt nhưng bầu trời vẫn một màu trắng đục như sương mù. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khí tượng thì đây lại là hiện tượng mù khô do ô nhiễm không khí gây ra. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời điểm đầu mùa khô khi không còn những cơn mưa làm sạch bầu không khí. Bụi mịn kết hợp với hơi nước cứ lơ lửng trong không khí tạo nên một màu trắng đục suốt cả ngày. Mức độ ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khỏe.
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.
Công bố mới gây ám ảnh về thảm họa tàu lặn Titan nổ dưới đáy đại dương
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.