Học chương trình Mỹ với học phí dưới 10 triệu đồng/tháng tại TP.HCM có khả thi?
Mấy ngày đầu năm Tết Ất Tỵ, thời tiết TP.HCM se lạnh vào sáng sớm với mức nhiệt dao động từ 20 - 22oC. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức nhiệt TP.HCM, Nam bộ xuống thấp mấy ngày qua là do không khí lạnh tăng cường sâu xuống phía nam. Sáng nay 31.1 (tức mùng 3 tết), nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM là 21 - 22oC, cao nhất 30 - 32oC. Trời vẫn hơi se lạnh vào sáng sớm. Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, từ mùng 4 tết, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM có thể lên thêm 1oC - tức là từ 22 - 23oC và tiếp tục lên từ 23 - 24oC, từ 24 - 25oC trong mùng 5 và mùng 6 tết.Theo ông Quyết, thời tiết TP.HCM 10 ngày đầu tháng 2 chịu chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa với một đợt tăng cường vào khoảng ngày 2 - 3.2, đợt tăng cường sau vào khoảng ngày 10.2 và kéo dài cho đến đầu tuần giữa tháng.Tuần giữa và tuần cuối tháng 2, không khí lạnh còn hoạt động khá mạnh nhưng những đợt tăng cường thưa dần và chủ yếu là tăng cường lệch đông. Do đó, nhiệt độ tăng đáng kể và một vài ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Gió đông bắc trên các khu vực biển cũng có xu hướng giảm dần. Áp thấp Ấn Miến có xu hướng hoạt động mạnh dần; đợt mạnh lên đầu tiên của áp thấp nóng này trong tháng 2.2025 là vào khoảng từ ngày 4 đến ngày 6.2 nhưng gần như không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực. Những đợt mạnh lên trong tuần giữa và cuối tháng 2 kéo dài hơn và có xu hướng mở rộng về phía nam và những sóng nhiệt sinh ra từ vùng áp thấp này bắt đầu có ảnh hưởng đến thời tiết khu vực và gây nắng nóng cho khu vực trung tâm thành phố trong một vài ngày. Cụ thể, ông Quyết cho hay, trong tháng 2.2025, nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Nửa đầu tháng, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay; nửa cuối tháng, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Nhiệt độ trung bình của tháng 2.2025 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm nhưng không nhiều. Nhiệt độ trung bình phổ biến từ 26,8 - 28oC; cao nhất phổ biến 32 - 35oC, có nơi trên 35oC. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 22 - 25oC. Trong tháng 2, mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và dông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.Sáng cửa thoát hiểm, HLV Vũ Tiến Thành đấu trí gay cấn với Việt ‘đỏ’
Việc cung cấp chính sách ưu đãi cho những ngành sản xuất, thương mại đặc thù là cách để các ngân hàng minh chứng cho cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, lực lượng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế. Thường thì mỗi ngân hàng sẽ tập trung cung cấp chính sách ưu tiên cho một số lĩnh vực nhất định, vừa giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời cũng tối ưu hóa nguồn lực hơn so với việc áp dụng dàn trải.Với lợi thế là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp SME hơn 10 năm qua, VPBank thấu hiểu và tự tin cung cấp hàng loạt các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề, để đảm bảo khách hàng dễ tiếp cận chính sách và lợi ích để kịp thời thiết lập phương án sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và có thể thích nghi với những đợt biến động của thị trường.Đơn cử như chính sách dành cho khối doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN). VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại các khu vực này với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng. Đối với các DN vay với mục đích đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng sẽ được hưởng ân hạn trả gốc lên đến 18 tháng, giúp DN ổn định dòng tiền, giảm áp lực thanh toán gốc để tập trung vào mục đích xây dựng, sửa chữa…; còn với mục đích bổ sung vốn lưu động thì có cơ chế lãi suất hấp dẫn, ưu đãi giảm lãi suất hơn các khoản vay thông thường.Điểm đặc biệt hơn nữa là chính sách ưu đãi này của VPBank chấp nhận tài sản đảm bảo (TSĐB) là hợp đồng thuê/mua BĐS KCN, CCN, với hạn mức cho vay lên tới 70% giá trị hợp đồng và thời hạn vay lên tới 20 năm.Đối với DN sản xuất-kinh doanh-cung ứng trong ngành gạo, VPBank cung cấp giải pháp cấp tín dụng vay vốn, phát hành Thư tín dụng, Bảo lãnh, Chiết khấu, Thấu chi, Bao thanh toán … cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo thông thường hoặc theo các chương trình thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia.Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có doanh thu lớn được cấp hạn mức với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm tối đa lên tới 50 tỉ đồng, đồng thời, hạn mức này sẽ được tăng lên tối đa tới 150 tỉ đồng, trường hợp khách hàng bổ sung thế chấp thêm phần tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Với các doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh khác, các tỷ lệ tương ứng là 10 tỉ đồng đối với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm & 70 tỉ đồng đối với phần hạn mức không tài sản bảo đảm và có bổ sung thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Có thể thấy năm 2024, Việt Nam có sự đột phá về xuất khẩu gạo và cần giữ vững vị thế trong những năm tiếp theo. Theo dự báo, năm 2025 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ dồi dào hơn, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp sẽ cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, tăng cường các giống lúa chất lượng cao, ứng phó với hạn mặn và biến đổi khí hậu…. Theo đó, việc tạo chính sách hỗ trợ ngành Gạo của các ngân hàng là điều hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp linh hoạt trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu của mình.Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dệt may cũng được VPBank kịp thời bổ sung vào danh mục ưu đãi. Theo đó, kể từ tháng 7.2024, doanh nghiệp dệt may được VPBank xét cấp hạn mức tín dụng lên tới 100 tỉ đồng, nếu doanh nghiệp thế chấp bằng quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, hoặc trường hợp doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm thì vẫn có cơ sở được xét duyệt cấp hạn mức một cách linh hoạt. Trường hợp doanh nghiệp có TSBĐ là quyền đòi nợ từ các hợp đồng gia công đầu ra thì tỷ lệ cấp hạn mức lên tới 80% giá trị hợp đồng. Nếu doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản và quyền sử dụng đất thì hạn mức được tăng thêm 10%. Mục đích phê duyệt vay vốn rất đa dạng, từ mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng đến bổ sung vốn lưu động đều được xét duyệt để cấp hạn mức cao tại VPBank.Lĩnh vực Dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế cũng nhận được sự "trợ lực" đặc biệt đến từ VPBank. Với các doanh nghiệp có thâm niên hoạt động, tỷ lệ phần giá trị hạn mức tín chấp tối đa được cấp tương đương 20% doanh thu của năm liền trước, cao nhất lên tới 50 tỉ đồng hoặc lên tới 100 tỉ đồng (nếu Doanh nghiệp cung cấp bổ sung tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai).Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp cấp tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, như dùng sản phẩm bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu cấp thuốc, thiết bị y tế định kỳ hằng năm, hay phát hành thư tín dụng, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán với hoạt động cung cấp dược, vật tư và thiết bị y tế tới các bệnh viện. Với gói tài trợ bao thanh toán, Doanh nghiệp có thể đề xuất tài trợ tới 95% giá trị hóa đơn, hoặc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng (với tỷ lệ thiếu TSBD được chấp thuận lên tới 100%). Đặc biệt, nếu sử dụng sản phẩm phát hành LC (thư tín dụng), DN chỉ cần ký quỹ từ 5-10%..Đây là những điều kiện vô cùng ưu đãi mà một tổ chức tài chính như VPBank cung cấp cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới của mình, dù việc vận hành và kiểm soát rủi ro không hề đơn giản."Từ kinh nghiệm dày dặn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khối doanh nghiệp, VPBank có thể triển khai áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho đa dạng các ngành. Bên cạnh đó, việc thường xuyên gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp là động lực giúp VPBank hoàn thiện các chính sách sản phẩm của mình. Kinh nghiệm vận hành cộng với đội ngũ kinh doanh thiện chiến và có năng lực tư duy cao đã giúp cho VPBank không chỉ tự tin triển khai chính sách tốt nhất thị trường mà còn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Trong tương lai, tổ chức tài chính nào càng linh hoạt trong chính sách sản phẩm thì sẽ càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường", đại diện lãnh đạo VPBank cho biết.Doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách sản phẩm của VPBank có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://smeconnect.vpbank.com.vn/dangky/vay-doanh-nghiep-nganh hoặc liên hệ với tổng đài 1900 234 568 để được tư vấn.
'Cowboy Carter' của Beyoncé giữ vị trí số 1 Billboard 200
Viện Nghiên cứu thanh niên (T.Ư Đoàn) vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được khảo sát gồm 800 người, ở độ tuổi 16 - 30, bao gồm nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân sinh sống ở cả thành thị và nông thôn.Kết quả khảo sát cho thấy, có 53% thanh niên được hỏi có ý định khởi nghiệp, trong đó trên 1/2 thanh niên mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng (68%); công nghệ thông tin (58,6%) và kinh tế số, doanh dịch vụ, cửa hàng, bán hàng qua mạng internet (56,9%). Đây cũng chính là những xu hướng việc làm nổi trội trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là giai đoạn trong và sau dịch Covid-19.Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp chế biến (tỷ lệ này lần lượt là 46,8% và 43,5%).Khi được hỏi về khó khăn khi khởi nghiệp, thanh niên đã nêu 3 khó khăn lớn nhất, đó là: tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng, bị người thân phản đối và khả năng quản lý tài chính yếu.Trong đó, tỷ lệ thanh niên cho rằng bị người thân phản đối lên tới 60,5%. Một số khó khăn khác cũng có trên 1/2 thanh niên tham gia khảo sát lựa chọn gồm: phải từ bỏ công việc, sự nghiệp hiện tại (52%) và thiếu vốn đầu tư (51,1%).Báo cáo đã đưa ra nhận định, để thực hiện và triển khai dự án khởi nghiệp của mình, bên cạnh sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, thanh niên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro, xuất phát từ cả những yếu tố khách quan và chủ quan từ chính bản thân thanh niên.Kết quả khảo sát cho thấy, có gần 3/4 thanh niên được hỏi (72%) có dự định và mong muốn khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện kế hoạch của mình. Điều này phản ánh tinh thần trách nhiệm của thanh niên trước những quyết định quan trọng của mình; trên cơ sở có sự phân tích, đánh giá những cơ hội, rủi ro, thách thức, cũng như những yếu tố mang tính thời cuộc cả trong nước, khu vực và thế giới.Báo cáo đã khảo sát về những khó khăn của thanh niên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động trẻ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đã, đang và sẽ chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.5 khó khăn mà thanh niên mới ra trường phải đối mặt được các lựa chọn trong khảo sát gồm: thiếu thông tin dự báo về việc làm trong tương lai (64,4%); thiếu kỹ năng nghề nghiệp (63,6%); thiếu vốn (63%); thiếu sự tư vấn về nghề nghiệp, việc làm (62,1%) và kinh nghiệm công việc chưa đáp ứng yêu cầu (61,5%).Bên cạnh đó, 58,1% thanh niên cho rằng thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ; 36,5% cho rằng thiếu thông tin từ nhà tuyển dụng và 20,9% cho rằng không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đối mặt với không ít khó khăn, biến động cùng sự "lao dốc" của những thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Nam Á… thị trường xe máy toàn cầu năm 2024 vẫn tiếp đà tăng trưởng với lượng xe máy mới bán ra lập kỷ lục mới.Theo chuyên trang thống kê dữ liệu mô tô xe máy Motorcycles Data, trong năm 2024 người dân toàn cầu đã mua sắm 61,8 triệu xe máy mới các loại, tăng 2,7% so với năm 2023, đồng thời tăng khoảng 10 triệu xe so với thời điểm năm 2020. Nhu cầu mua sắm xe máy tăng cao tại các quốc gia, khu vực như Ấn Độ, Đông Âu, Bắc Mỹ… đã bù đắp cho sự sụt giảm tại các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Đông Nam Á…Những thương hiệu xe máy truyền thống vốn có thế mạnh trong ngành như Honda, Yamaha… tiếp tục chiếm ưu thế. Trong khi đó, nhu cầu xe máy điện gia tăng cũng góp phần giúp những thương hiệu như Yadea có bước tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số. Tuy nhiên, cục diện cạnh tranh ở nhóm dẫn đầu không có nhiều thay đổi.Cụ thể, theo Motorcycles Data trong năm 2024, Honda vẫn là thương hiệu xe máy hút khách nhất thế giới với tổng doanh số bán đạt 19,4 triệu xe, tăng 6% so với năm 2023, đồng thời chiếm tới 32% thị phần xe máy toàn cầu.Danh mục sản phẩm đa dạng, cùng nỗ lực phát triển, mở rộng danh mục sản phẩm sang các phân khúc xe máy điện và thế mạnh về thương hiệu… là những yếu tố giúp Honda tiếp tục là thương hiệu xe máy được ưa chuộng nhất thế giới. Trong số các thị trường Honda phân phối xe máy Bosnia (tăng 127,9%), Albania (tăng 112%) và Ukraine (tăng 100,8%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Vị trí thứ 2 thuộc về thương hiệu xe máy Ấn Độ - Hero Motor với 5,9 triệu xe bán ra, tăng 6,9% so với năm 2023. Trong đó, Costa Rica (tăng 184%), Nigeria (tăng 184%) và Sri Lanka (tăng 54,3%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thương hiệu xe máy Ấn Độ.Yamaha đứng ở vị trí thứ 3 với 4,6 triệu xe bán ra, tăng 4,2%; trong đó mức tăng trưởng nhanh nhất tập trung ở các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 87,3%) và Romania (tăng 86,9%). Yadea với thế mạnh về xe máy điện cũng đạt thành tích 4,3 triệu xe bán ra, giảm 13% so với năm 2023. Tuy nhiên, kết quả này cũng giúp Yadea vươn lên vị trí thứ 4 đồng thời bám sát Yamaha. Trong đó thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Yadea là Campuchia, Pakistan và Moldova.Vị trí thứ 5 thuộc về TVS Motor với 3,7 triệu xe bán ra (tăng 12,6%). Các vị trí còn lại thuộc về Bajaj Auto với 3,1 triệu xe (tăng 9,3%); Suzuki với 2 triệu xe (tăng 6,1%); Italika với 1,3 triệu xe tăng 35,8%; Zongshen với 1 triệu xe bán ra (tăng 3,4%) và Royal Enfield đạt 948.000 xe (tăng 5,1%).Tại Việt Nam, trong năm 2024 người Việt đã mua sắm tổng cộng 2.653.607 xe máy các loại, tăng 5,44% so với năm 2023. Trong đó, Honda chiếm gần 80% thị phần.
Paolo Rossi qua đời, tinh thần Catenaccio... đi theo
Đinh Thế Thanh (28 tuổi), huấn luyện viên cao cấp tại Bloodflame Fitness Studio, Q.3, TP.HCM, cho biết do kỳ nghỉ tết thường kéo dài nên khi quay lại tập luyện thể dục, thể thao sẽ có cảm giác khó khăn, chán nản. Hơn nữa, người trẻ đã quen với trạng thái được nghỉ ngơi thoải mái nên chưa sẵn sàng chịu áp lực của các buổi tập luyện. Thanh cho biết thêm sau các buổi tập những tổn thương cơ bắp trì hoãn (DOMS) của ngày hôm sau sẽ xảy ra làm cho cơ thể nhức mỏi và khó chịu.