Không phải tiết canh, đây là món Việt bị xếp vào 100 món tệ nhất thế giới
Rất nhiều tài xế sử dụng ô tô trang bị hộp số tự động có thói quen chuyển từ số D (Drive) sang N (Neural) khi xe đang chạy trớn để tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, thói quen sai lầm này là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng, làm giảm tuổi thọ của hộp số. Việc thay đổi liên tục giữa số D và N khi xe đang lăn bánh khiến các chi tiết và bộ bố bên trong hộp số nhanh hao mòn.Để đảm bảo an toàn khi dừng đèn đỏ, chúng ta nên chuyển xe về số N và sử dụng phanh tay thay vì để ở số P (Park). Điều này giúp tránh nguy cơ hư hỏng hộp số, bởi nếu xe đang ở số P mà bị va chạm từ phía sau, bánh răng hộp số có thể bị vỡ do chịu lực tác động trực tiếp.Tuyển Việt Nam: Phớt lờ lý do chủ nhà Indonesia đòi đá sớm
Tại TP.HCM, sức tiêu thụ ổn định, giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 70.000 - 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 107.000 đồng/kg, sườn non từ 140.000 đồng/kg, sườn già 96.000 đồng/kg, nạc vai 95.000 đồng/kg, chân giò rút xương 106.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 165.000 đồng/kg…
Khi Nghị viện Châu Âu 'tuyên chiến' với Hungary
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!
Đây là kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Năm nay, kỳ thi diễn ra với 13 môn thi, trong đó có môn mới là giáo dục kinh tế và pháp luật. Thời gian làm bài mỗi môn thi là 120 phút.Trong đó, các môn thi viết gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung (các môn ngoại ngữ có phần thi nghe). Riêng môn tin học thi lập trình trên máy vi tính.Kỳ thi học sinh giỏi diễn ra tại 4 điểm thi: Các môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học thi tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Các môn ngữ văn, toán, giáo dục kinh tế và pháp luật thi tại Trường THPT Trưng Vương. Các môn ngoại ngữ thi tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Các môn lịch sử, địa lý thi tại Trường THPT Ernst Thälmann.Nội dung thi trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo định hướng đánh giá năng lực tư duy và vận dụng thực tiễn của học sinh.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định đối tượng dự thi là học sinh lớp 12 năm học 2024-2025, có kết quả học tập và rèn luyện học kỳ 1 từ khá trở lên. Trong đó, học sinh lớp 12 của các lớp chuyên thuộc trường chuyên và trường có lớp chuyên đều phải tham gia. Riêng học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của thành phố thi học sinh giỏi quốc gia không được dự thi.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định xếp giải cá nhân (nhất, nhì, ba) theo từng môn thi. Tỷ lệ học sinh đạt giải không quá 60% số học sinh dự thi (trong đó học sinh đạt giải nhất không quá 5% số học sinh đạt giải) và điều kiện xếp giải từ 10 điểm trở lên.Học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi này được khen thưởng theo Nghị quyết 35/2024/ND-HĐND của HĐND TP.HCM sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2021 quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt các giải trên địa bàn TP.HCM, với mức thưởng là 12 triệu đồng/học sinh/giải nhất.
Thêm nội binh được vinh danh ở giải bóng rổ VBA 2023
Sáng 21.2, tỉnh Bình Dương tổ chức họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương; cùng lãnh các ban ngành, thường trực các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết trong năm 2024, đội ngũ nhà báo, phóng viên đã tuyên truyền, phổ biến nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.Báo chí dành nhiều thời lượng để thông tin về các sự kiện chính trị quan trọng, các chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, công tác đảm bảo an sinh xã hội… giúp người dân hiểu rõ, đồng thuận cao với các chủ trương, chính sách lớn của Bình Dương.Ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng báo chí đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về những nỗ lực của Bình Dương trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; khơi thông các nguồn lực, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.Ông Lộc cũng ghi nhận và đánh giá cao các tác phẩm, tin, bài kịp thời phản ánh thực tiễn năng động, sáng tạo và những khó khăn, vướng mắc của Bình Dương trong quá trình thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách của T.Ư, góp phần giúp cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo, rà soát, giải quyết kịp thời, hiệu quả.Theo ông Lộc, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị, dấu mốc kỷ niệm trọng đại của đất nước; cũng là năm Trung ương có những quyết sách mang tính lịch sử, như luồng gió mới, khơi dậy mọi nguồn lực, cơ hội, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới."Bình Dương xác định đây là năm của những đột phá đổi mới, quyết liệt sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 2025 - 2030", ông Nguyễn Văn Lộc phát biểu.Ông Lộc khẳng định, để hiện thực hóa những mục tiêu này của Bình Dương, sự đồng hành của báo chí vô cùng quan trọng. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương gửi thư cảm ơn đến các cơ quan thông tấn, báo chí và những nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho Bình Dương.