'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 10: Giang không phải con ruột của chủ tịch Khánh?
Đèn sương mù
Nhận định Chelsea - Leicester (23g15 ngày 15.5) ‘The Blues’ sáng cửa hơn ‘Bầy cáo”
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, "nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc".Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như ông cố tổ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân của chúng tôi - một chiến sĩ yêu nước kiên cường chống thực dân, người bị thực dân chặt đầu, mà sau này dưới ách thực dân và chính quyền tay sai, gia đình nội của mẹ tôi mỗi lần đi thăm mộ phải lén lút trong đêm?!Tôi còn nhớ rõ như in, sau khi tiễn cha đi tập kết, được hơn một năm, trong một đêm vắng lặng bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Sáng hôm sau, mới biết có người bị lính phục kích bắn chết ngay phía sau nhà. Hai ngày sau đó, mới có người đến khiêng xác đi mai táng. Nhìn người chết được khiêng trên võng, mẹ tôi nghẹn ngào nói "người đàng mình đó con…".Tuổi thơ của tôi bị dày xéo bởi những cảnh đau thương như vậy! Trong một dịp xem phim tài liệu, được nghe phát biểu của đồng chí Mai Chí Thọ (là một trong những người lãnh đạo vùng Nam bộ lúc bấy giờ) nói về cảnh tàn sát của đế quốc và chính quyền tay sai, sau Hiệp định Genève 1954. "Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một, mới ra thái bình…". Chúng ta mới có thể hình tượng lại sự đau thương đến tột cùng của đồng bào miền Nam lúc bấy giờ.Ghi lại những ký ức này, tôi bày tỏ sự khởi đầu nhận thức cũng như tình cảm yêu nước của tôi. Đơn giản là chưa lý giải được căn nguyên và nguồn gốc cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân ta, mà sau này khi bước vào tuổi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu...Cũng như bao chiến sĩ Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tôi đã trực tiếp chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước.Tôi nhớ mãi lời động viên đầy tâm huyết của đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Phải có cặp mắt nhìn xuyên qua ác liệt thì mới thấy được thắng lợi. Các chiến sĩ của chúng ta ở thời điểm đó, quả thật đã thể hiện xứng đáng quyết tâm, ý chí, lòng dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.Trong dịp được tham gia làm bộ phim tài liệu Nhớ về Sài Gòn Mậu Thân 1968, tôi có phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của sự kiện lịch sử này. "Tôi nghĩ không có một chiến thắng nào mà không trải qua ác liệt, hy sinh. Mậu Thân 1968 là một trong những điển hình đó, cái chúng ta được lớn nhất cần ghi nhận đầy đủ chính là vấn đề chiến lược…, để tiến tới sự kiện lịch sử - đại thắng mùa xuân 30.4.1975".Nhìn lại lịch sử từ sau Mậu Thân 1968 đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn 30.4.1975, chúng ta càng thấy Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược của Bác Hồ về công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất non sông.Ghi lại những dòng này, tôi bày tỏ những cảm xúc thể hiện khát vọng của một thanh, thiếu niên, một chiến sĩ trước vận mệnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc… đã trải qua những thăng trầm, những thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà tôi đã được tham gia. Với cách nhìn, sự hiểu biết của tôi trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.Thắng lợi của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà đỉnh cao có tính quyết định là đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta định ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hòa bình.Song các thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn với mưu đồ chiến lược của riêng họ đã hậu thuẫn, chỉ đạo bọn phản động Pol Pot tiến hành chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam của đất nước ta. Và thất bại trong chiến lược này, chúng không ngần ngại mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Với chiêu bài láo xược "dạy cho Việt Nam một bài học".Có mặt vào thời điểm lịch sử trên chiến trường biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tôi đã tận mắt nhìn rõ tội ác của quân xâm lược, và lòng căm thù của đồng bào ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc, đã nghèo khó, lại bị giặc đốt phá nhà cửa gây biết bao đau thương, tang tóc…Đất nước ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược. Ước vọng lớn nhất của mỗi chúng ta là giữ gìn hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.Tôi và gia đình cũng như bao đồng đội khác tin tưởng chắc chắn rằng: Không cách nào khác, Đảng ta phải kiên trì đường lối đổi mới, chủ động, sáng tạo phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển tất yếu của thời đại; nhằm đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tạo dựng vị thế Việt Nam ngày càng rộng lớn trong cộng đồng quốc tế, khu vực và đặc biệt là các nước láng giềng.Nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau, cùng có lợi, là phương sách để giữ gìn hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước bền vững, thịnh vượng sau bao năm trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Mỗi chúng ta không được lãng quên con đường đầy hy sinh mất mát để cả dân tộc được hưởng hòa bình, ổn định, xây dựng đất nước phát triển như ngày hôm nay. Tất cả người dân Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, trăm triệu người như một đang chuẩn bị hành trang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Với những chủ trương, quyết sách mang tính đột phá: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp; tinh gọn bộ máy; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực… cùng nhiều chủ trương lớn đồng bộ để đất nước ta có thể bay bổng, bay xa trong một thế giới đầy triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức với đích đến sánh vai với các cường quốc năm châu…Đó chính là khát vọng, là niềm tin làm sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như đại thắng mùa xuân năm 1975.* Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
Tiệm giò chả hơn 40 năm ở TP.HCM nhộn nhịp, ngưng nhận đơn tết vì làm không xuể
Trước đó, đơn vị này đã từng tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng như các chuyến xe chở rau xanh, nhu yếu phẩm trong Covid-19, tổ chức trao quà cho người dân Trà Bồng với giá trị hơn 200 triệu đồng, hoạt động vui Tết Trung thu cho gần 1.000 trẻ em…
Bộ sưu tập mang tên “Lost in the Cavern” - khai thác vẻ đẹp của những hang động tại tỉnh Quảng Bình như: Sơn Đoòng, Thiên Đường, động Phong Nha. Phan Huy cho biết đã vô cùng choáng ngợp trước vẻ đẹp của các kiệt tác từ thiên nhiên bên trong hang động như những khối đá khổng lồ, dòng chảy của nước tạo nên quang cảnh vô cùng kỳ ảo.
Samsung khai sinh dòng smartphone tầm trung mới
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bò ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày càng xuất hiện nhiều hơn các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.

Giọt nước mắt sợ hãi của Neymar
Có một bí thư đoàn trường như thế!
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
Cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt đưa các nhà đầu tư vào Việt Nam
Gian nan thử thách các nhà đương kim vô địch (ĐKVĐ). Quả thật như vậy, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (UPES) đã sống sót một cách thần kỳ ở vòng loại nhóm 1, khi thoát qua cánh cửa rất hẹp để giành ngôi đầu bảng vào vòng play-off. Đội bóng của HLV Phạm Thế Vinh chỉ còn không tới 1% cho khả năng đi tiếp, sau khi thất thủ ở trận ra quân trước đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với tỷ số 0-2.Nhưng rồi, định mệnh như buộc họ phải đi tiếp để tiếp tục hành trình bảo vệ ngôi vô địch quý giá đoạt được ở mùa giải lần II - 2024. Trận thua sốc của đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sau đó trước đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn với tỷ số 0-2, đã mở ra hy vọng cho UPES và họ đã nắm lấy cơ hội giành vé đi tiếp một cách ngoạn mục. UPES thắng thuyết phục đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn tỷ số 3-0 ở lượt cuối nhóm đấu. Qua đó, khẳng định tư chất của những nhà ĐKVĐ không hề suy giảm, và đang từng bước được củng cố sau thời gian chuyển giao lực lượng và bắt đầu vào guồng trở lại.Tuy nhiên, vẫn còn một thử thách nữa cho đội quân của HLV Phạm Thế Vinh để chứng minh năng lực thật sự của họ. Lá thăm may rủi đã đưa UPES phải đối mặt với một đối thủ rất mạnh tại vòng play-off đó là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đội toàn thắng ở nhóm 3, trong đó có trận thắng đội ứng viên nặng ký Trường ĐH Văn Lang tỷ số 1-0. Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM càng chơi càng hay, cho thấy họ là đối thủ xứng tầm và rất khó nhằn cho UPES. "Đối thủ rất mạnh, nhưng tôi tin rằng, một khi UPES đã vượt qua gian nan tưởng chừng không thể vượt qua ở vòng loại, thì nay không có lý do gì chúng tôi phải e ngại đối thủ. Tôi tin tưởng, thầy trò UPES sẽ một lần nữa nỗ lực cùng nhau để góp mặt ở VCK", HLV Phạm Thái Vinh chia sẻ.Trận play-off giữa UPES và đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng được đánh giá là "trận chung kết" ở vòng loại bảng E khu vực TP.HCM giải TNSV THACO cup 2025. Hứa hẹn nhiều kịch tính và sự bất ngờ sẽ xảy ra. Như trận play-off của đội tân binh ĐH Kinh tế TP.HCM gây sốc khi loại đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sau loạt sút luân lưu cân não diễn ra ngày 14.1 (hòa 1-1 trong giờ thi đấu chính). Đây là lần thứ 2 tại giải TNSV, đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM mất vé dự VCK sau khi thua đau ở loạt sút luân lưu như ở mùa lần I - 2023.
bet88 bóng đá
Chiều 18.2, Quốc hội thông qua nghị quyết bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội.Ông Phan Văn Mãi 52 tuổi, quê tỉnh Bến Tre. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp. Trình độ chuyên môn: thạc sĩ quản lý kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân Anh văn.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII. Trước khi giữ cương vị mới, ông là Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM khóa XV.Trước năm 2008, ông có thời gian dài công tác tại tỉnh Bến Tre.Từ tháng 8.2008, ông là Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách phía nam, rồi Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan T.Ư Đoàn.Từ năm 2014, ông làm Phó bí thư, rồi Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.Tháng 8.2019 - 5.2021, ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.Tháng 6.2021 - 12.2023, Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.Tháng 8.2021, tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP.HCM khóa X bầu ông giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư