Du lịch vẫn chờ đột phá visa
Tại trận ra quân vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) giữa đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đội Trường ĐH Trà Vinh, khán đài sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng có sự hiện diện của Huỳnh Như, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá nữ Việt Nam.Bên cạnh đến sân để ủng hộ phong trào bóng đá sinh viên, Huỳnh Như còn có mặt vì lý do đặc biệt. Tiền đạo sinh năm 1991 muốn "tiếp lửa" cho đội bóng quê hương Trường ĐH Trà Vinh. "Tôi đã theo dõi giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam từ những ngày đầu. Đây là sân chơi ý nghĩa để thúc đẩy phong trào bóng đá sinh viên, tạo ra môi trường để cầu thủ rèn luyện bản thân và ý chí", Huỳnh Như chia sẻ. Huỳnh Như là cầu thủ giàu thành tích bậc nhất của đội tuyển nữ Việt Nam, khi giành 4 HCV SEA Games, vô địch AFF Cup 2019, hạng năm Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 và cùng đội nữ TP.HCM thống trị sân chơi quốc nội. Tiền đạo sinh năm 1991 trở thành cầu thủ nữ Việt Nam xuất ngoại thành công nhất khi cống hiến 2 mùa giải cho Lank FC (Bồ Đào Nha). Hiện Huỳnh Như đã trở lại khoác áo CLB TP.HCM để chinh chiến tại Cúp C1 châu Á. Ở trận tứ kết diễn ra ngày 23.3, nữ TP.HCM sẽ đối đầu Abu Dhabi City trên sân vận động Thống Nhất. Huỳnh Như dành lời khuyên cho các cầu thủ bóng đá sinh viên: "Hãy quyết tâm trong từng đường bóng. Đừng bao giờ từ bỏ, mà cố gắng bằng cả trái tim. Đừng đặt nặng kết quả, mà hãy tập trung vào quá trình, vì đôi khi quá trình cùng nhau cố gắng chiến đấu còn ý nghĩa và đáng nhớ hơn kết quả". Ở trận ra quân bảng A, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã để đội khách Trường ĐH Trà Vinh cầm hòa với tỷ số 0-0. Đây là kết quả tốt với đội Trường ĐH Trà Vinh, bởi đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch.Ở trận tiếp theo diễn ra tối cùng ngày, cựu vương ĐH Huế sẽ đối đầu Trường ĐH Quy Nhơn.Tin tức thời tiết hôm nay 11.5.2024: Miền Bắc mưa rào từ chiều tối nay
Bà Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai các hoạt động giáo dục giới tính ERA của IES và Sở GD-ĐT TP.HCM diễn ra hôm nay, 3.1, tại TP.HCM.Sự kiện có sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, đại diện các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, các trường mầm non, giáo viên tham gia giáo dục giới tính cho trẻ em và nhiều khách mời.Dẫn ra những ví dụ đáng buồn của thực trạng "trẻ em xâm hại trẻ em", những nữ sinh phải làm mẹ khi đang ở độ tuổi học sinh, bà Trần Thị Quế Chi càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ em, nhất là trong độ tuổi 3-15. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cả xã hội đều chung tay vào cuộc bảo vệ trẻ em và TP.HCM là đô thị lớn trong cả nước, nơi xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em. Có tới 14 hành vi xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục chỉ là một trong những hành vi báo động mà nhiều trẻ em của chúng ta đang là nạn nhân.Bà Quế Chi cho biết trong bối cảnh mới, xã hội hiện đại, nhiều lĩnh vực được chuyển đổi số thì giáo dục giới tính cũng cần ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để tiếp cận gần hơn với trẻ em - học sinh, những thế hệ trẻ đã rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị số. "Các em có những thắc mắc thầm kín nhưng từ trước đến nay có thể chỉ dám hỏi Google hoặc bây giờ là ChatGPT nhưng không phải lúc nào cũng được cung cấp thông tin chính xác. Đồng thời, việc giáo dục giới tính này cần phải hướng tới cả đối tượng là giáo viên, phụ huynh của trẻ em - tức là cha, mẹ, ông, bà của trẻ. Từ các ứng dụng công nghệ trong việc giáo dục giới tính, người lớn được học hỏi cách giáo dục giới tính đúng cách, để có thể dạy con, để có thể trả lời cho con một cách đúng đắn, khoa học những câu hỏi như 'mẹ ơi con sinh ra từ đâu?', 'vì sao con được ba mẹ sinh ra?''', chuyên gia Trần Thị Quế Chi trao đổi.Viện IES hợp tác với Sở GD-ĐT TP.HCM từ tháng 11.2018 trong việc thực hiện thí điểm chương trình giáo dục giới tính ERA cho trẻ 3-5 tuổi. Tháng 3.2019, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng Viện IES triển khai chương trình học cho trẻ tại 4 trường mầm non được thí điểm.Tới nay, sau 5 năm triển khai đã có 15/21 quận huyện, TP.Thủ Đức trên địa bàn TP.HCM được tập huấn nội dung các hoạt động giáo dục giới tính ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi - Kỹ năng phòng tránh xâm hại. Kinh phí tập huấn 100% tài trợ từ Viện IES. Đồng thời đến nay có 5/21 quận, huyện, TP.Thủ Đức triển khai bản quyền đưa vào lồng ghép trong chương trình giáo dục mầm non.GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, cho biết trong những ngày đầu, đội ngũ xây dựng ứng dụng công nghệ trong giáo dục giới tính ERA phải đối mặt với không ít khó khăn, ví dụ như từ định kiến của xã hội đối với giáo dục giới tính, đến việc tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp với văn hóa Việt Nam. "Nhiều người nói với chúng tôi đang vẽ đường cho hươu chạy, tôi nói thà là vẽ đường cho hươu chạy đúng đường còn hơn để các cháu lạc lối. Chúng tôi kiên trì thực hiện dự án này vì đau lòng trước thực trạng nhức nhối của xâm hại trẻ em. Nạn nhân bị xâm hại mất tự tin, không dám phơi bày vấn đề của mình vì nhiều người vẫn còn định kiến, đó cũng là kẽ hở để vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi muốn giáo dục giới tính cho trẻ em, để trẻ em, giáo viên, phụ huynh được phòng ngừa xâm hại, một cách chủ động", GS-TS Hồ Đức Hùng nói.Cũng trong hội nghị hôm nay diễn ra lễ đón nhận các giải thưởng của ERA như kỷ lục Việt Nam, kỷ lục Người Việt toàn cầu: Đơn vị đầu tiên biên soạn và xuất bản bộ ấn phẩm song ngữ Anh - Việt gồm cẩm nang, truyện và sách tô màu chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại dành cho trẻ từ 3-15 tuổi. Kỷ lục châu Á với nội dung đơn vị thực hiện dự án đa ngôn ngữ về chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại, dành cho trẻ từ 3-15 tuổi với hệ thống sản phẩm, ứng dụng đa dạng nhất. Các ngôn ngữ thực hiện trên dự án gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào, tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc.
Cụ bà 76 tuổi tử vong nghi mắc bệnh dại sau 9 tháng bị chó cắn
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Phong cách Barbiecore: Gam màu hồng thống trị trong năm nay
Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 43 USD xuống còn 3.978 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 giảm 32 USD xuống 3.908 USD/tấn và tháng 11 cũng giảm 32 USD xuống 3.819 USD/tấn.