ĐBSCL bước vào giai đoạn cao điểm hạn mặn
Căn cứ từ việc thi đấu và các thông số trước đó, các HLV trưởng của các lứa tuổi sẽ chọn ra 16 bạn phù hợp nhất để thành lập đội tuyển của lứa tuổi đó, tập luyện cùng 3 HLV trong đó có 1 HLV thủ môn. Các tiêu chí tuyển chọn theo thứ tự ưu tiên tư duy chơi bóng, thể hình, kỹ thuật cơ bản…Trao tiền bạn đọc hỗ trợ 3 anh em mồ côi
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
TLBB2 VNG: Phái cận chiến xoay chuyển giang sơn tại Phiên bản mới Tứ Đại Thiên Long
Bên cạnh đó, PCP cũng từng thiết kế nhiều công trình công cộng có tiếng vang như Trung tâm trình diễn nghệ thuật Adrienne Arsht tại thành phố Miami, Nhà hát Samueli tại thành phố Costa Mesa hay Trung tâm triển lãm và hoạt động nghệ thuật Pacific Design tại thành phố West Hollywood…
Theo TechSpot, ByteDance - tập đoàn công nghệ Trung Quốc đứng sau TikTok, vừa công bố OmniHuman-1 - một hệ thống deepfake có khả năng tái tạo hình ảnh con người với độ chân thực đáng kinh ngạc. Những video do OmniHuman-1 tạo ra có thể đánh lừa người xem thông thường, làm mờ ranh giới giữa thật và giả trong nội dung số.Khác với những mô hình deepfake trước đây, OmniHuman-1 chỉ cần một bức ảnh và một đoạn âm thanh để tạo ra video hoàn chỉnh. Người dùng có thể điều chỉnh tỷ lệ khung hình, bố cục cơ thể, hoặc thậm chí chỉnh sửa các cử động trong video có sẵn. AI (trí tuệ nhân tạo) này có thể thay đổi động tác tay và cử chỉ với độ chính xác cao, giúp sản phẩm trông tự nhiên hơn. Tuy nhiên, một số chi tiết vẫn chưa hoàn hảo, chẳng hạn như tư thế cầm ly rượu không tự nhiên hoặc bàn tay xoay vặn kỳ lạ trong một video mô phỏng bài giảng của Albert Einstein.Mô hình này được huấn luyện trên 18.700 giờ video, sử dụng phương pháp "omni-conditions" để học hỏi từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm văn bản, âm thanh và chuyển động cơ thể. Dù đạt được những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ deepfake cũng đặt ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Những năm gần đây, deepfake đã bị lạm dụng để thao túng thông tin, lừa đảo tài chính và tấn công danh tiếng cá nhân. Trong kỳ bầu cử năm 2024, nhiều video deepfake được sử dụng để gây hiểu lầm cho cử tri. Năm ngoái, các vụ lừa đảo tài chính liên quan đến deepfake khiến hàng tỉ USD bị đánh cắp, trong đó có một trường hợp kẻ gian mạo danh diễn viên Brad Pitt để lừa một phụ nữ chuyển khoản 850.000 USD.Lo ngại trước các nguy cơ này, nhiều chuyên gia về đạo đức AI đã kêu gọi xây dựng quy định kiểm soát deepfake. Một số bang của Mỹ đã ban hành luật chống deepfake độc hại, nhưng vẫn chưa có khung pháp lý liên bang toàn diện. California từng đề xuất dự luật cho phép tòa án buộc gỡ bỏ deepfake và xử phạt hành vi phát tán, nhưng quá trình lập pháp vẫn gặp nhiều trở ngại.Hiện tại, ByteDance chưa công bố kế hoạch phát hành OmniHuman-1, nhưng một bài nghiên cứu về mô hình này đã được công bố, cho thấy tiềm năng và nguy cơ của công nghệ deepfake ngày càng phát triển.
Hai người phụ nữ Việt trên đất Mỹ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.