Hàng ngàn người dùng đến xếp hàng chờ mua Redmi Note 13 tại Việt Nam
Trong khi đó, theo Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện Mekong (MDM), nhiều vùng trong lưu vực sông Mekong vẫn đang trải qua tình trạng nắng nóng khắc nghiệt, một số khu vực ở Lào và Campuchia có nhiệt độ cao hơn mức bình thường 7 độ C.Trưởng nhóm điều tra máy bay rơi MH370 đưa ra tuyên bố kinh ngạc
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Chuyện lạ trên đảo quốc
Phim kinh dị tâm linh Tiệm ăn của quỷ do Hàm Trần đạo diễn phát hành đúng dịp Tết Nguyên đán trên nền tảng Netflix, nhanh chóng lên vị trí top đầu các phim được yêu thích, với câu chuyện khai thác các mặt tối của con người như tham, sân, si, mạn và nghi. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực như Lê Quốc Nam, Kiều Trinh, bộ phim còn quy tụ những gương mặt trẻ đầy tiềm năng, trong đó đáng chú ý là nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy.Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy, một bartender cá tính tại quán rượu, xuất hiện trong tập 5 của loạt phim. Sau một biến cố về sức khỏe, cô gặp và được Ân (Võ Điền Gia Huy thủ vai) cứu giúp. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm, đắm chìm vào một mối tình mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, với những cảnh quay nồng cháy và táo bạo. Có thể thấy vai Vy đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Lan Thy trên màn ảnh. Khác xa với hình ảnh ngọt ngào, nhẹ nhàng trước đây, Vy là một nhân vật nổi loạn, mạnh mẽ với những hình xăm phủ kín cơ thể. Không chỉ thay đổi ngoại hình, nữ diễn viên còn thử thách bản thân với những cảnh nóng, điều mà trước đây cô chưa từng thể hiện trên màn ảnh rộng.Với vai diễn này, Lan Thy thể hiện tốt phần cảm xúc, nhưng cách thoại của cô trong phim bị đánh giá là chưa thực sự tự nhiên, khiến một số đoạn hội thoại chưa đủ sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những cảnh yêu đương, Lan Thy lại cho thấy sự nhập vai trọn vẹn, đặc biệt là trong cách thể hiện tình cảm của nhân vật Vy dành cho Ân.Bên cạnh những lời khen về ngoại hình, phong cách diễn xuất đổi mới, một số khán giả cho rằng vai Vy của Lan Thy chưa có nhiều đất diễn để cô thể hiện chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Tiệm ăn của quỷ đã giúp nữ diễn viên tạo dấu ấn mạnh mẽ với hình ảnh gai góc, nổi loạn.Trước khi tham gia Tiệm ăn của quỷ, Phạm Nguyễn Lan Thy từng góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Em và Trịnh. Gần đây nhất, cô xuất hiện trong bộ phim Công tử Bạc Liêu. Ngoài ra cô còn tham gia đóng MV ca nhạc của một số ca sĩ, đồng thời là một gương mặt được yêu thích trong giới người mẫu ảnh. Sở hữu ngoại hình thanh tú, mái tóc dài và nét đẹp đậm chất điện ảnh, Lan Thy nhanh chóng trở thành cái tên lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Tuy nhiên, so với nhiều diễn viên cùng thời, cô vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một vai diễn bứt phá để khẳng định tài năng thực sự của mình.Phạm Nguyễn Lan Thy sinh năm 1998, từng theo học ngành y nhưng sau đó quyết định bảo lưu con đường học vấn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Cô chia sẻ về đam mê diễn xuất: "Tôi đã quyết định bảo lưu việc học để theo đuổi đam mê nghệ thuật bởi tôi thích làm việc tự do, thoải mái. Và mình cứ thử khi có cơ hội thôi".Phạm Nguyễn Lan Thy đang dần trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng phim Việt, đặc biệt sau vai Vy trong Tiệm ăn của quỷ. Dù diễn xuất vẫn còn hạn chế, nhưng sự đầu tư, lột xác về hình ảnh và sự dũng cảm thử sức với những cảnh táo bạo đã giúp cô tạo dấu ấn mạnh mẽ. Trên trang cá nhân nữ diễn viên thường chia sẻ những hình ảnh khoe nhan sắc nổi bật, gu thời trang cá tính trong một số sự kiện của làng giải trí và cả đời thường.
Hoàng Đức đã bị đau gối trong chiến thắng 2-1 của CLB Ninh Bình trước CLB Đồng Tháp ngày 9.2, buộc các bác sĩ phải vào sân chăm sóc và được HLV Nguyễn Việt Thắng thay ra ở phút 89.Rất may là chấn thương của Hoàng Đức không quá nặng. Bản thân anh cho biết vết đau đã dịu đi trong buổi tối cùng ngày. Đến hôm nay, Hoàng Đức vẫn cùng CLB Ninh Bình vào TP.HCM, di chuyển xuống Bình Dương đóng quân chuẩn bị cho trận đại chiến với CLB Bình Phước ở vòng 9 giải hạng nhất quốc gia ngày 15.2 tới.Cũng trong hôm nay 11.2, Hoàng Đức đã được bác sĩ CLB Ninh Bình đưa đi chụp cộng hưởng từ ở TP.HCM để đánh giá rõ hơn mức độ chấn thương. Rất may là kết quả đọc phim cho thấy khớp gối phải của tiền vệ này hoàn toàn bình thường.Điều này đồng nghĩa nhạc trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có thể cùng CLB Ninh Bình hướng đến chuyến làm khách cực kỳ quan trọng trên sân Bình Phước.Vào lúc này, CLB Ninh Bình đang dẫn đầu giải hạng nhất quốc gia 2023 - 2024 với 21 điểm tuyệt đối sau 7 trận, trong khi CLB Bình Phước xếp ngay phía sau với chỉ 1 điểm kém hơn (đã đá 8 trận).Điều này đồng nghĩa kết quả trận cầu "6 điểm" ngày 15.2 tới sẽ quyết định ngôi đầu, hoặc CLB Ninh Bình tạo ra khoảng cách an toàn để hướng đến ngôi đầu lượt đi, hoặc CLB Bình Phước sẽ chiếm ngôi đầu nếu giữ lại trọn vẹn 3 điểm.Trong hoàn cảnh đó, việc Hoàng Đức sẵn sàng ra sân sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp đội khách Ninh Bình thêm tự tin để cùng CLB Bình Phước tạo ra màn so tài đỉnh cao ở vòng 9 này.
Địa điểm vui chơi gần TP.HCM giá rẻ, được bắt thủy sản cùng người dân
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.