Chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Macron
Mới đây, anh N.Đ (ngụ Bình Phước) tra cứu vi phạm qua hình ảnh thì thấy xe của mình "dính" phạt nguội lỗi chạy quá tốc độ ở Vĩnh Phúc. Anh N.Đ bất ngờ vì chưa từng chạy xe ra tới ngoài này nên hoang mang lên mạng tìm cách xử lý.Câu chuyện của anh N.Đ được nhiều người đoán, có thể ai đó "chơi chiêu" dán biển số, tình cờ biển số dán giống biển số của anh Đ. nên anh "dính chưởng". Tuy nhiên, mọi người cũng động viên anh rằng, nếu khác loại xe thì chứng minh với CSGT rất dễ dàng. Một số người khác lo lắng, nếu phải chạy từ Bình Phước ra Vĩnh Phúc để gặp trực tiếp CSGT, giải trình đây không phải xe của mình thì rất tốn kém: thời gian, chi phí đi lại, ăn ở. Các khoản phí gộp lại có khi... cao hơn tiền đóng phạt. Trường hợp này, anh Đ. cho hay, hình ảnh cho thấy chiếc xe vi phạm có trùng màu và trùng biển số với xe anh, nhưng khác loại xe.Tài khoản Lê Hún chia sẻ, anh đã từng xử lý trường hợp như thế này. Cụ thể, trong thông báo vi phạm qua hình ảnh được gửi về địa chỉ nhà (chủ xe), CSGT sẽ yêu cầu chủ xe hoặc người liên quan liên hệ đội CSGT phát hiện vi phạm hoặc công an địa phương nơi chủ xe cư trú để làm việc. Lúc này, chủ xe có thể gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết qua công an địa phương. Trong đơn, chủ xe cần ghi rõ rằng xe của mình chưa từng đi tới địa điểm như thông báo vi phạt nguội. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, trả lời bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không nhận được thông báo gửi về nhà, tài khoản Lê Hún cho rằng, chủ xe có thể copy đường link báo lỗi vi phạm của trang web tra cứu để đề nghị cơ quan chứng năng xác minh làm rõ, yêu cầu xóa lỗi.Nhiều người động viên chủ xe: "Khác loại xe thì không sao đâu, mất thời gian tí thôi". Trong khi đó, một số người cẩn trọng hơn thì nhắc chủ xe nên kiểm tra trên ứng dụng, đúng trang web của Cục CSGT, còn nếu nhận thông báo phạt nguội qua điện thoại thì chắc chắn là lừa đảo. Theo lãnh đạo một đội CSGT, trường hợp bị báo lỗi phạt nguội nhưng xác định chắc chắn không phải xe của mình, chủ xe có thể chủ động liên hệ với nơi ra thông báo - đơn vị phát hiện vi phạm, để kiểm tra, đối chiếu biển số, màu sơn, loại xe. Trường hợp của anh N.Đ là trùng biển số, màu sơn nhưng khác loại xe nên sẽ không mất nhiều thời gian. Anh N.Đ có thể làm đơn, cung cấp hình ảnh của phương tiện, gửi kèm qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi ra thông báo vi phạm để được xử lý. "Trường hợp này, trách nhiệm của đơn vị ra thông báo vi phạm qua hình ảnh phải chứng minh xe anh là xe vi phạm, chủ xe không cần chứng minh mình không vi phạm nên không phải lo lắng tìm lại bằng chứng xem ngày, giờ đó xe đang ở đâu", CSGT chia sẻ. Cũng theo CSGT, trường hợp dán biển số hiện nay khá ít gặp vì lắp biển giả, dán keo đè biển số không đúng với giấy đăng ký xe bị phạt khá cao. Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng, người lái xe máy bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng khi sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe.Chủ tịch HoREA phản bác ý kiến của Phó chủ tịch VNBA
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: 'Nếu lên phim giữ được như truyện, tôi đã làm phó... đạo diễn'
Tình cảnh của anh Sơn khá phổ biến trong dịp tết. Nhiều người ta thán vì uống quá nhiều loại bia trong một buổi. "Trong một buổi sáng đi chúc tết 6 nhà thì uống chừng đấy loại bia khác nhau. Từ bia H., S., T. cho đến B., V. Đầu năm thì không thể từ chối nên phải… nhắm mắt mà uống", anh Nguyễn Trọng Bạch (35 tuổi), ngụ tại xã Hành Phước, H.Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, kể.
Ngày 10.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ban hành kế hoạch đấu giá các khu đất trên địa bàn trong 2025. Theo đó, Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất để thu về tổng số tiền gần 21.000 tỉ đồng (tính theo bảng giá đất).Ngoài những khu đất "vàng", khu đất tiềm năng đã được lên kế hoạch đấu giá trước đây, lần này Đồng Nai đã đưa khu đất rộng hơn 1.070 ha ở núi Chứa Chan vào danh sách đấu giá.Cụ thể, khu đất này được quy hoạch làm dự án Khu du lịch núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc), rộng 1.070 ha, giá trị tính theo bảng giá đất là 1.348 tỉ đồng. Theo kế hoạch được đưa ra, trong tháng 7.2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành các công việc: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; lập thủ tục giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; lập thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng; lập phương án đấu giá; thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá.Đến tháng 9.2025 sẽ xác định, thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm; sau đó ban hành quyết định đấu giá (tháng 10.2025); lựa chọn đơn vị tổ chức (tháng 11.2025); tiến hành các bước đăng thông báo đấu giá, thẩm định hồ sơ người tham gia, tổ chức phiên đấu giá (tháng 12.2025).Dự án Khu du lịch núi Chứa Chan là một trong những dự án trọng điểm mà thời gian qua Đồng Nai kêu gọi nhà đầu tư. Cùng với hồ Núi Le (cạnh núi Chứa Chan, đều thuộc H.Xuân Lộc), Đồng Nai mong muốn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.Cách đây ít ngày, Đồng Nai cũng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đến năm 2030. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông.Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía Đông Nam lên đỉnh núi, gần di tích Nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Ngoài ra còn quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.
Chuyện chưa kể về "phù thủy" marketing Trần Bảo Minh
Trong đoạn clip được Hòa Minzy đăng tải để quảng bá cho MV mới, sự xuất hiện của Văn Toàn khiến nhiều người chú ý. Nam cầu thủ diện trang phục truyền thống, có khoảnh khắc ghé sát mặt, đưa mắt nhìn giọng ca Rời bỏ đầy trìu mến. Dù từng lên tiếng phủ nhận chuyện hẹn hò song cặp đôi vẫn được dân mạng “đẩy thuyền”. Trong các cầu thủ, Văn Toàn là người Hòa Minzy quen biết đầu tiên. Tình bạn cả hai kéo dài trong suốt 10 năm nhờ sự trân trọng, thấu hiểu. Trong một bài viết, nữ ca sĩ 9X cho biết Văn Toàn luôn bên cạnh ủng hộ mình về công việc lẫn cuộc sống. Với Hòa Minzy, anh là chàng trai tốt bụng, hiền lành. “Tôi thực sự mong cậu được hạnh phúc, mong cậu luôn tỏa sáng và mong chúng ta mãi như thế này”, cô từng nhắn nhủ. Mới đây, Hòa Minzy gây chú ý khi trình làng dự án âm nhạc mới, đón tin vui khi nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Cô chia sẻ: “Được lắng nghe những chia sẻ của lãnh đạo khiến tôi có thêm nhiều động lực cho con đường nghệ thuật sắp tới. Tôi đã có hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật nhưng ngày hôm nay, ngay khi đứng phát biểu và nhận được sự ghi nhận của các lãnh đạo, tôi thật sự rất hạnh phúc”. Thông qua trang cá nhân, Hương Ly đăng tải khoảnh khắc được bạn trai cầu hôn bằng nhẫn kim cương “khủng” tại Nhật Bản. Kèm theo đó, Á hậu 1 Miss Universe Vietnam viết: “Bắt đầu một chương mới, mong rằng núi Phú Sĩ sẽ làm chứng cho chúng mình". Tuy nhiên, khi chia sẻ bức ảnh chụp cùng người yêu, nàng hậu khéo léo che mặt anh, khiến nhiều người tò mò. Nhiều đồng nghiệp như Á hậu Mâu Thủy, Hoa hậu Ngọc Châu… gửi lời chúc mừng đến Hương Ly khi cô tìm được bến đỗ cho đời mình. Trong khi đó, một số khán giả vẫn bày tỏ mong muốn được thấy người đẹp quê Gia Lai ở một đấu trường nhan sắc quốc tế. Trước đó, Hương Ly có cuộc sống kín tiếng, chỉ tập trung chia sẻ các dự án nghệ thuật. Nàng hậu từng vướng tin đồn với chủ tịch Miss Universe Vietnam song lên tiếng phủ nhận. Trong cuộc trò chuyện với Thanh Niên, Hương Ly quan niệm “năng lượng phát ra thế nào thì sẽ gặp người có nguồn năng lượng tương tự”. Cô khẳng định bản thân không ngại chờ đợi và cũng không đặt nặng chuyện tài chính khi yêu. NSƯT Nguyệt Hằng có bài viết dài về Nhà hát Tuổi Trẻ, mở đầu bằng dòng chia sẻ: “Tạm biệt nhé tình yêu lớn của tôi”. Nữ diễn viên khẳng định thêm dù có đi đâu hay ở nơi nào, những kỷ niệm vui buồn ở đơn vị sẽ không bao giờ phai nhạt đối với cô. Vợ diễn viên Anh Tuấn bày tỏ: “Vì tuổi trẻ tôi đã gắn bó với bạn, giờ cũng đã ngót nghét 35 năm, biết bao kỷ niệm”. Nói lời chia tay, NSƯT Nguyệt Hằng không giấu được sự xúc động. Cô bộc bạch: “Giờ phút ấy trước sau cũng sẽ đến, tôi buồn chứ, bâng khuâng, lưu luyến nữa. Bởi vì chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều này, rằng chúng ta phải xa nhau, rằng tôi không bị 'trói buộc' nữa. Có lẽ đó cũng là duyên số được sắp đặt rồi”. NSƯT Nguyệt Hằng nói trong tương lai, cô sẽ có một vai trò mới. Song nữ nghệ sĩ khẳng định: “Tình yêu tôi có được từ bạn không bao giờ mất đi. Nó sẽ càng được vun đắp thêm và hãy cùng tôi lan tỏa tình yêu ấy để thực hiện những ước mơ mà chúng ta đã và đang theo đuổi”. Cách đây không lâu, diễn viên Quỳnh Lương gây chú ý khi chia sẻ chuyện đang mang thai. Nói về cuộc sống hiện tại, người đẹp nói cô không gặp vấn đề gì khi mang bầu, thậm chí ăn uống ngon miệng hơn so với trước. Diễn viên Đừng làm mẹ cáu chia sẻ: “Tối thì tôi ngủ ngon giấc, ngày thì vui vẻ thoải mái, không nổi quạu với chồng nhiều như hồi đầu nữa”. Quỳnh Lương chia sẻ thêm từ khi cô tiết lộ chuyện sắp có thêm thành viên mới đã được nhiều người chia sẻ bí quyết để giữ sức khỏe trong quãng thời gian mang thai. “Có thể do tôi chuẩn bị kỹ lưỡng nên không bị nghén, cơ thể lúc nào cũng đầy đủ chất, tâm trạng vui vẻ thoải mái. Trong ngày tôi luôn tìm việc này, việc kia để làm, hoặc đi chơi cho thoải mái”, Quỳnh Lương cho hay.