Nhận định Getafe vs Real Madrid (2g sáng mai 19.4): Zidane lấy công bù thủ
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.Chưa lập được tài khoản ngân hàng, Trường AISVN tiếp tục cho 1.200 học sinh nghỉ học
TAND tối cao mới đây có văn bản gửi chánh án TAND các tỉnh, thành phố về việc tham gia ý kiến với phương án tổ chức tại TAND.TAND tối cao cho biết đang dự kiến tổ chức lại tòa án cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các tòa án cấp huyện hiện hành. Việc này căn cứ các tiêu chí: số lượng vụ việc phải giải quyết, địa bàn, đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, văn hóa vùng miền.Về tiêu chí số lượng vụ việc, với khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, số lượng mỗi tòa án sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành phải giải quyết là 3.000 vụ một năm trở lên; tòa sơ thẩm khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ mỗi năm trở lên.Với khu vực nông thôn đồng bằng, tòa sơ thẩm phải giải quyết, xét xử từ 800 vụ mỗi năm trở lên; khu vực miền núi là 200 vụ mỗi năm trở lên.Về tiêu chí địa bàn, các tòa án được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện. Mỗi tòa án cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất 1 tòa án cấp huyện liền kề.Về các tiêu chí khác, khu vực miền núi thường có đặc điểm diện tích rộng, mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều, nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các tòa sơ thẩm sau khi sáp nhập sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân đến tòa.Do vậy, TAND tối cao cho rằng cần bổ sung tiêu chí là khoảng cách từ nơi đặt trụ sở tòa án sơ thẩm đến nơi xa nhất của địa phương đó không quá 50 km. Trường hợp không đạt cả 2 tiêu chí về số lượng án và khoảng cách thì áp dụng tiêu chí khoảng cách.Riêng với khu vực hải đảo, sẽ không tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí thẩm phán, cán bộ tòa án tại tòa sơ thẩm khu vực liền kề để tiếp người dân, xử lý đơn kiện và xét xử lưu động các loại vụ án theo định kỳ hàng tháng.TAND tối cao cũng đề nghị ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa đầu tư xây mới trong giai đoạn vừa qua và một số công trình thuộc dự án nâng cấp, xây dựng TAND các cấp giai đoạn 1.Theo quy định tại luật Tổ chức TAND, hệ thống TAND hiện này chia làm 4 cấp, gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện; tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Cùng đó là tòa án quân sự T.Ư, tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực.
Chàng nội binh cao nhất giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam: từ 'zero' đến 'hero'
Phân tích sâu về điều kiện hạ tầng, ông Chử Đức Hoàng cho rằng, hạ tầng 5G còn hạn chế, thiếu nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh đang là những thách thức của nền kinh tế Việt Nam.
Tối 11.3, tại Quảng trường 10.3 diễn ra vòng chung kết hội thi Nhà nông đua tài với chủ đề "Canh tác cà phê thông minh". Bốn đội xuất sắc nhất đến từ Đắk Lắk, Bình Phước, Sơn La và Kon Tum đã bước vào vòng tranh tài đầy kịch tính với bốn phần thi: Nhà nông xin chào, Nhà nông thông minh, Nhà nông liên kết và Nhà nông thử thách.Những phần thi không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của các đội về kỹ thuật canh tác mà còn phản ánh sự nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ và liên kết chuỗi giá trị trong ngành cà phê. Chung cuộc, đội Đắk Lắk đã xuất sắc đạt giải nhất, giải nhì thuộc về đội Sơn La; giải ba thuộc về các đội Kon Tum và Bình Phước. Các đội tham gia vòng loại là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng cũng được nhận giải khuyến khích. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh: "Đây chính là cơ hội để các nhà nông tiếp cận với những giải pháp canh tác tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế."Ngoài các giải thưởng theo quy chế, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền đã công bố phần thưởng đặc biệt dành cho cả 4 đội thi tham gia vòng chung kết. Theo đó, mỗi đội sẽ nhận được gói giải pháp canh tác cà phê thông minh, bao gồm quy trình kỹ thuật, phân bón và thiết bị hỗ trợ với tổng trị giá 200 triệu đồng cho đội đạt giải nhất, 100 triệu đồng cho đội đạt giải nhì, 50 triệu đồng cho mỗi đội đạt giải ba.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: "Qua hội thi, chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con nông dân trồng cà phê trên cả nước một sân chơi sôi động, góp phần chuyển tải và lan tỏa kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con hiểu được canh tác cà phê thông minh là như thế nào. Từ đó giúp bà con chủ động xử lý trước mọi tình huống bất lợi của thời tiết, từ đó giúp nâng cao nhận thức và kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho bà con nông dân và chủ động trong việc tiếp cận thị trường".
Nhà phố giảm giá vẫn khó bán
Kể về chuyến đi xa nhất của mình, anh Nam chia sẻ về dịp Tết Nguyên đán 2023 này, cả gia đình (5 người) đi hành trình "lên rừng xuống biển". Xuất phát từ TP.HCM lên Gia Lai rồi vòng về Quy Nhơn, chạy dọc theo đường ven biển qua Nha Trang - Phan Thiết - Vũng Tàu rồi về lại TP.HCM, với tổng quãng đường hơn 1.000 km.