Hương vị quê hương: Xu xoa nỗi nhớ mùa hạ
Philippines đang trong giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại hóa quân đội với ước tính chi 35 tỉ USD cho việc tăng cường sức mạnh quân sự trong thập niên tới, theo Reuters ngày 12.2."Có được ít nhất hai tàu ngầm là một ước mơ của chúng tôi. Chúng ta là một quần đảo. Vì vậy, chúng ta phải có loại năng lực này, vì thực sự rất khó để bảo vệ toàn bộ quần đảo mà không có tàu ngầm", Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Romeo Saturnino Brawner Jr. hôm nay cho hay khi phát biểu trước các doanh nhân hàng đầu.Vào năm 2022, Philippines đã mua một hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos trị giá 375 triệu USD từ Ấn Độ và đã đặt hàng thêm. "Chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn (hệ thống) này trong năm nay và trong những năm tới", ông Brawner nói.Philippines trước đây nói rằng họ đang nhắm đến các tên lửa tầm trung và ít nhất 40 máy bay chiến đấu để tăng cường khả năng phòng thủ của mình.Trong năm nay, Hải quân Philippines mong chờ nhận ít nhất hai tàu hộ vệ từ Hàn Quốc, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Philippines lên thành quan hệ đối tác chiến lược.Ông Brawner còn cho hay Manila đang cố gắng đưa Hàn Quốc tham gia Biệt đội, một nhóm đa phương bao gồm Úc, Nhật Bản, Philippines và Mỹ.Philippines tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Brawner nói rằng quân đội Philippines đã quan sát thấy sự gia tăng nhiều hành vi gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc lượng tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện mỗi ngày tăng lên ở biển Tây Philippines. Biển Tây Philippines là tên Manila dùng để chỉ vùng biển ở Biển Đông mà họ cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.Cũng theo ông Brawner, một "hoạt động hàng hải chung" với Mỹ và Canada trong "vùng biển của Manila" ở Biển Đông đang được tiến hành. Ông cho biết thêm Manila cũng muốn có các hoạt động chung như thế với Pháp, Ý và Anh.Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát ngôn trên của ông Brawner, theo Reuters.Hụt vé đến Olympic, Indonesia tức tốc nhập tịch thêm 6 cầu thủ
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, sự việc xe container chắn dòng nước để xe máy qua đường xảy ra chiều 12.2 tại đoạn QL1A qua xã Tịnh Phong (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Chủ nhân của clip này là anh Nguyễn Anh Đôn (30 tuổi, ở Quảng Ngãi).Chiều 13.2, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Đôn cho biết, khoảng 17 giờ 40 ngày 12.2, khi đi làm về ngang qua xã Tịnh Phong, anh Đôn thấy ống nước dọc QL1A bị vỡ, dòng nước với áp lực lớn phun thẳng ra đường. Thời điểm này, công nhân tại Khu công nghiệp Tịnh Phong, VSIP tan ca nên dòng người ùn ứ vì ống nước vỡ mỗi lúc một đông.Theo anh Đôn, nước rất mạnh nên nhiều xe máy không đi qua được. Những người qua được đoạn này đều bị ướt. Khi anh Đôn dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc này, một chiếc xe container đi đến, tài xế đã dừng xe chắn ngang dòng nước để xe máy đi qua."Thấy hình ảnh đẹp nên tôi ghi lại rồi đăng lên tài khoản Facebook cá nhân, Tiktok. Không ngờ hình ảnh này được một số trang mạng xã hội chia sẻ, thu hút rất nhiều bình luận tích cực và khen hành động tử tế của tài xế", anh Đôn nói.Đoạn ống nước bị vỡ gây ra sự việc trên thuộc quản lý của Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi.Theo lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi, nguyên nhân sự cố xuất phát từ việc người dân đốt rác làm ống nước bị cháy. Từ đây, nước có áp lực mạnh đã phun thẳng ra đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân."Ngay sau khi nhận tin báo vụ việc, chúng tôi đã cử lực lượng đến xử lý tạm thời, sau đó tiếp tục khắc phục triệt để", lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi nói.
Rộ tin Hoa hậu Ý Nhi bí mật kết hôn
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết các điều khoản trong hợp đồng tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines dự kiến sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới, theo tờ Malaysiakini."Chúng tôi vẫn chưa ký hợp đồng. Hợp đồng vẫn còn được xem xét bởi Tổng chưởng lý và các điều khoản sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới", ông nói với KiniTV khi được hỏi vào giữa tuần này.Ông cho biết thêm, một con tàu của Ocean Infinity hiện đang trên đường từ Mauritius tới địa điểm được cho là vụ tai nạn xảy ra.Các trang web theo dõi hàng hải liệt kê điểm đến của con tàu "Armada 78 06" là "ngoài khơi Úc" và dự kiến sẽ đến vào chiều chủ nhật tuần này, điều đó làm dấy lên các báo cáo và suy đoán rằng Ocean Infinity có thể bắt đầu cuộc tìm kiếm ngay cả trước khi hợp đồng với Malaysia được ký kết.Đây sẽ là nỗ lực thứ ba nhằm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và là nỗ lực thứ hai của Ocean Infinity. Chiếc máy bay được cho là đang ở vùng nước sâu của Ấn Độ Dương, cách Perth khoảng 1.500 km về phía tây.Trang 9News.com của Úc đưa tin cuộc tìm kiếm sẽ tập trung vào khu vực rộng 15.000 km2, cách khu vực được Ocean Infinity tìm kiếm trước đó trong sứ mệnh vào năm 2018 khoảng 30 km.Vị trí của khu vực tìm kiếm đã được xác định bằng phân tích mới của ba nhóm nghiên cứu kể từ hoạt động tìm kiếm gần đây nhất, AviationSource News đưa tin.Tháng 12 năm ngoái, ông Loke thông báo rằng nội các đã đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ocean Infinity về một hoạt động tìm kiếm mới trên cơ sở "không tìm thấy, không tính phí"."Không tìm thấy, không mất phí" là thỏa thuận tài chính chung cho các hoạt động cứu hộ hàng hải, trong đó nếu thành công, Ocean Infinity yêu cầu được trả 70 triệu USD.Chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào đêm 8.3.2014, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã đi chệch khỏi đường bay một cách bí ẩn trên biển và chuyển hướng về phía tây, hướng tới Ấn Độ Dương.Mặc dù hầu hết các hệ thống liên lạc đã ngừng hoạt động, các nhà phân tích vẫn có thể theo dõi đường truyền cuối cùng của nó đến một nơi nào đó ở Nam Ấn Độ Dương.
Theo điều 2 Nghị định 176 năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025), quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước gồm:Tại điều 3 Nghị định 176 quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ xử phạt, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt được bố trí, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 Nghị định này.Đồng thời, trình HĐND cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên, hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt này, và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu. Điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Chọn danh sách U.23 Việt Nam cực 'lạ', HLV Hoàng Anh Tuấn có ẩn ý gì?
Sau thời gian di chuyển dịp tết, nhiều người bắt đầu lên app hoặc trang web của Cục CSGT để tra cứu phạt nguội. Các thông tin liên quan về lỗi vi phạm, mức phạt, thời gian xóa lỗi được nhiều người quan tâm.Trong đó, nhiều người thắc mắc: Có phải không nộp phạt thì sau 1 năm được tự động xóa lỗi phạt nguội?Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, Điều 6 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Thời hiệu được tính từ ngày ra quyết định xử phạt. Theo quy trình xử lý vi phạm qua hình ảnh, để ra được quyết định xử phạt thì phải có biên bản vi phạm. Và để có được biên bản vi phạm thì khi phát hiện vi phạm qua hình ảnh, CSGT sẽ gửi giấy mời chủ phương tiện đến cơ quan chức năng làm việc. Do đó, người dân khi nhận thông báo từ cơ quan chức năng thì phải đến làm việc, phối hợp xác định thời điểm vi phạm ai là người điều khiển để CSGT lập biên bản. Trường hợp người dân cố tình trì hoãn, trốn tránh không đến phối hợp xác định vi phạm, xử lý thì thời hiệu xử lý sẽ có thể kéo dài, phụ thuộc vào khi nào người dân đến làm việc. Thời hiệu lúc này được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.Theo đại diện Cục CSGT, trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, người dân không đến đóng phạt do không nhận được thông báo phạt nguội cần có đơn giải trình gửi đơn vị phát hiện ra lỗi lý do vì sao không nhận được, đơn vị phát hiện ra lỗi xác minh đúng như vậy thì sẽ xóa lỗi.Lãnh đạo một đội CSGT nói thêm, CSGT gửi thông báo vi phạm qua hình ảnh qua đường bưu điện, các trường hợp không đúng người nhận hoặc không có người nhận, bưu điện sẽ chuyển hoàn lại về nơi ra thông báo. Một số trường hợp vì lý do khách quan không nhận được thông báo vi phạm có thể xảy ra là: mua bán xe chưa sang tên đổi chủ, xuất cảnh đi nước ngoài, bệnh nằm viện thời gian dài, đi tù... Ở trong trường hợp nào, người dân cũng cần có giấy tờ chứng minh.Do đó, hiện nay người dân tra cứu phạt nguội trên hệ thống vẫn còn thấy lỗi vi phạm xảy ra từ 2022, thậm chí 2019 là bình thường, cơ quan chức năng vẫn có thể xử phạt.Người dân cũng cần lưu ý thêm, theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ chưa cấp, đổi, cấp lại GPLX đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.