Cách cải thiện cuộc gọi video trên iPhone và Mac
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải cho biết, trong 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam - Trung Quốc luôn trân trọng và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc giữ gìn và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. "Mối quan hệ gắn bó, hợp tác bền chặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối dày công xây dựng, vun đắp, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển không ngừng của quan hệ song phương. Trên cơ sở phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt và phương hướng 6 hơn, Việt Nam luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đánh giá cao việc Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên, lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng; ủng hộ Việt Nam phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị", ông Hải cho biết.Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt mốc lịch sử, lần đầu tiên đạt trên 205 tỉ USD năm 2024. Các hoạt động giao lưu nhân dân và văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được mở rộng, với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, trở thành điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hai nước. Theo ông Hải, TP.HCM hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác với 8 địa phương Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có 835 dự án đầu tư còn hiệu lực tại thành phố với tổng vốn đạt khoảng 344 triệu USD. Về thương mại, đến tháng 11.2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa TP.HCM - Trung Quốc đạt 21,7 tỉ USD.Đặc biệt, TP.HCM và Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Gần đây nhất, thành phố đã tổ chức 3 lớp nghiên cứu thực tế tại Quảng Đông, Trùng Khánh và Thượng Hải cho cán bộ TP.HCM."TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. TP.HCM sẽ nỗ lực làm hết sức mình để góp phần vun đắp cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố với 8 địa phương kết nghĩa của Trung Quốc, ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, đúng như lời ca ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời'', ông Hải chia sẻ.Tại buổi lễ, ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhận định, thực tiễn 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai đã cho thấy lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã hình thành một nhận thức chung vững chắc là: láng giềng hữu nghị luôn là đại cục và lợi ích lớn của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.Nhân dịp này, ông Hà Vĩ có một số đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh thành của Trung Quốc."Một là tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước, cùng nhau nâng cao 'độ cao' của hợp tác địa phương. Hai là thắt chặt mối liên kết lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng nhau khai thác 'độ sâu' của tiềm năng hợp tác địa phương. Ba là xây dựng nhiều hơn nữa các nền tảng giao lưu nhân dân, cùng hâm nóng các hợp tác địa phương", Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị.Bên cạnh đó, ông Hà Vĩ hy vọng TP.HCM sẽ tận dụng tốt kênh giao lưu với các thành phố kết nghĩa của Trung Quốc, triển khai hoạt động giao lưu nhân văn kết nối nhân dân, lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.Thông tin minh bạch để bảo vệ quyền của người tiêu dùng
Ví dụ, khi bạn đặt vé máy bay khứ hồi TP.HCM - Đà Nẵng cho gia đình 4 người với giá 4.000.000 đồng và thanh toán bằng đầu thẻ tín dụng VietinBank Mastercard Eliv3 và trong tháng đó tổng chi tiêu thẻ tín dụng Eliv3 của bạn là 15 triệu đồng, bạn sẽ được hoàn tiền 15%, tối đa tương đương 500.000 đồng.
Các doanh nghiệp 'họ' FLC bị cắt cho vay ký quỹ
Phanh khẩn cấp BA
Ngày 6.1, Công an Q.8 (TP.HCM) cho biết, đơn vị đang xác minh, điều tra vụ 3 mẹ con được gia đình trình báo "mất tích".Theo cơ quan điều tra, danh tính người bị "mất tích" là chị Lương Thị Mai Thúy (32 tuổi) sống cùng gia đình tại địa chỉ 117H/41 Hoài Thanh, P.14. Q.8, TP.HCM. Lúc đi, chị Thúy dẫn theo 2 con ruột là cháu Trần Tấn Phúc (4 tuổi) và Trần Điền Khang (2 tuổi).Theo đó, khoảng 20 giờ ngày 16.10.2024, anh Trần Tấn Tài (31 tuổi, chồng chị Thúy) đi làm về không thấy vợ và 2 con trai, không rõ đi đâu. Anh Tài gọi điện cho chị Thúy nhưng không liên lạc được. Đến ngày 24.12.2024, anh Tài đến cơ quan công an trình báo.Theo người thân, trước đó, khoảng nửa tháng, giữa anh Tài và chị Thúy xảy ra mâu thuẫn, cãi vã về vấn đề tiền bạc; song, hai người đã làm hòa. Khi rời khỏi nhà, chị Thúy mặc áo khoác màu xám, quần jean xanh.Vụ việc hiện được Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.8 thụ lý điều tra. Để phục vụ công tác điều tra, tìm người "mất tích", người dân có phát hiện chị Thúy cùng 2 cháu hoặc biết thông tin về chị Thúy cùng 2 cháu vui lòng cung cấp cho Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.8 (địa chỉ 993 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8) hoặc gặp đồng chí Nguyễn Tấn Lực, số điện thoại 0903.785.908.
Sinh viên Đông Nam Á ngày càng ưa chuộng điểm đến du học ở châu Á
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.