Tới trưa nay, giá vàng nhẫn giảm mạnh 2 triệu đồng/lượng
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.Lãnh đạo, người nhà ngân hàng SeAbank, Hoàng Anh Gia Lai gom mua cổ phiếu
Đề xuất trên được Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp Nguyễn Ngọc Anh nêu trong buổi duyệt kế hoạch năm và giải quyết kiến nghị của quận do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan làm trưởng đoàn, được tổ chức vào ngày 7.1.Cụ thể, 2 khu đất được Q.Gò Vấp đề xuất UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận giao về để đầu tư, xây dựng trường học gồm khu đất 780A Nguyễn Kiệm và 139/1558 Lê Đức Thọ.Theo đó, khu đất 780A Nguyễn Kiệm rộng 21.216 m2, nguồn gốc đất công. Đến cuối năm 2019, khu đất được giao cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) tạm quản lý.Khu đất này nằm cách công viên Gia Định bởi đường Nguyễn Kiệm. Hiện trạng khu đất có 1 chốt bảo vệ, tường rào bao xung quanh, đang để trống, không sử dụng. Bên ngoài cổng bị lấn chiếm làm nơi bán hàng rong, quán nước trông khá nhếch nhác.Trong khi đó, nhà đất 139/1558 Lê Đức Thọ rộng 16.026 m2 do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH một thành viên quản lý, hiện giao cho Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn sử dụng.Theo quyết định của UBND TP.HCM về việc gia hạn thời gian hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu, Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn được phép hoạt động đến hết năm 2026 và dời về H.Củ Chi. Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp đề xuất, sau khi di dời trung tâm giết mổ, UBND TP.HCM giao nhà đất trên về cho quận xây dựng trường học theo hình thức đầu tư công.Tính đến hết năm 2024, toàn quận có 79 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở công lập, 9 trường liên cấp, 7 trường trung học phổ thông. Số lượng trường học và phòng học ở quận vẫn chưa đáp ứng đủ so với số người trong độ tuổi đi học, nhất là trong bối cảnh dự báo đến năm 2030, số lượng học sinh tiếp tục gia tăng.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá cao các kết quả kinh tế - xã hội của quận, nhất là thu ngân sách, giải ngân đầu tư công, sắp xếp khu phố, ấp, bảo đảm an ninh trật tự.Về đề xuất thu hồi 2 khu đất, ông Hoan đồng tình với đề xuất của quận để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, có thể làm trường liên cấp, có hồ bơi, nhà thi đấu, tuy nhiên phải thực hiện theo quy hoạch.Lãnh đạo TP.HCM khuyến khích quận và phường trong quản lý địa bàn nếu phát hiện nhà đất công của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan Trung ương đang bỏ trống, cho thuê thì báo cáo, kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi để làm việc công cộng.Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, đánh giá các dự án đang triển khai như mở rộng đường Dương Quảng Hàm, kênh Tham Lương - Bến Cát và các dự án sắp triển khai như mở rộng đường Lê Đức Thọ, cải tạo nhà ven kênh sẽ giúp địa phương hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang đô thị.Đây cũng là điều kiện thuận lợi để quận phát triển kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, kết hợp khai thác du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.Ông Dũng cũng cho biết tiếp tục rà soát quỹ đất công trên địa bàn để báo cáo TP.HCM phương án sử dụng hiệu quả, chống lãng phí, đồng thời tập trung cho giải ngân đầu tư công đạt từ 95% trở lên, sắp xếp bộ máy tinh gọn, ổn định hoạt động.UBND Q.Gò Vấp cho biết đang phối hợp các sở ngành triển khai các dự án như mở rộng, nâng cấp đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh), đường số 2 (hẻm 80 Dương Quảng Hàm), đường Nguyễn Tư Giản (đoạn từ đường Phan Huy Ích đến kênh Tham Lương - Bến Cát), đường N8 (hẻm 331 Phan Huy Ích), mở rộng đường Nguyễn Văn Khối (đoạn từ Lê Văn Thọ đến Thống Nhất) lộ giới 20 m.Đối với các dự án chống ngập, Q.Gò Vấp đang phối hợp lập nghiên cứu khả thi 5 nhánh rạch gồm Cầu Cụt, Ông Bầu, Chín Xiểng, Ông Tổng, Bà Miêng.Đồng thời, quận cũng sắp triển khai 6 dự án cấp bách nạo vét, khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm môi trường: rạch Trường Đai nhánh 2, rạch khu phố 8, rạch Cầu Cụt nhánh 1, rạch Chùa Chiêm Phước, rạch Bà Miêng nhánh 1, rạch Cụt.
Chuẩn bị nhân lực cho sân bay Long Thành
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.
Nói đến Khánh Hòa, nhiều người liên tưởng ngay đến sản vật thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này là xứ trầm, biển yến. Trầm hương không chỉ là sản phẩm kinh tế có giá trị mà còn là biểu tượng văn hóa, tâm linh và niềm tự hào của người dân Khánh Hòa. Huyện Vạn Ninh vốn là thủ phủ của trầm hương Khánh Hòa hàng trăm năm nay. Trầm hương đã tạo ra muôn vàn loại thuốc quý, những món đồ trang sức, quà tặng giá trị và mang ý nghĩa tâm linh, từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người dân địa phương.Hiện nay, làng nghề xoi trầm hương xã Vạn Thắng có khoảng 400 hộ với hơn 700 nhân khẩu làm nghề. Đây là nghề cha truyền con nối đã hơn 100 năm. Trước đây, các hộ làng nghề chủ yếu làm gia công sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã chế tác ra nhiều dòng sản phẩm rất tinh xảo và mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, đầu ra sản phẩm được mở rộng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày 7.9.2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định công nhận thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh) là làng nghề truyền thống xoi trầm có tuổi đời trên trăm năm. Để phát triển nghề, làng nghề, nghề truyền thống, Hợp tác xã Trầm hương Vạn Thắng đã được thành lập để liên kết các hộ làm trầm, tạo bước đi bền vững, hội nhập. Đến với làng nghề trầm hương xã Vạn Thắng, du khách sẽ được xem và trải nghiệm công việc của những người thợ xoi trầm, được tìm hiểu hành trình tạo trầm trên cây dó bầu cho đến quy trình sơ chế, gia công các sản phẩm từ trầm như: Trầm cảnh mỹ nghệ, vòng trang sức trầm hương, nhang trầm hương không tăm và nhang trầm hương có tăm; tinh dầu trầm…Ông Trần Công Đức, Giám đốc Hợp tác xã Trầm hương xã Vạn Thắng, cho biết HTX không chỉ mang lại nguồn sinh kế ổn định mà còn góp phần bảo tồn một di sản quý giá, tạo ra các sản phẩm trầm hương tinh xảo, nâng tầm thương hiệu trầm hương Việt Nam trên bản đồ thế giới.Giữa cái lạnh khi tiết trời sang đông, ông D.N.T vẫn miệt mài với công việc điêu khắc trầm. Chăm chút, tẩn mẩn đẽo gọt khúc dó bầu để loại bỏ đi phần giác, giữ lại phần có trầm, những cây trầm cảnh to và cao gần 1m dưới bàn tay của ông đã dần thành hình, trở thành những cây trầm cảnh có giá hàng trăm triệu đồng. Làm trầm cảnh là con đường giúp ông D.N.T cũng như làng nghề xoi trầm Vạn Thắng có của ăn của để. Trên địa bàn huyện Vạn Ninh hiện còn hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh trầm hương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ông Lưu Thế Anh (ngụ tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) trong một lần đi tìm sản phẩm trầm hương để tặng cho người bạn thân nhân dịp tân gia đã tìm đến làng nghề trầm hương Vạn Thắng. Những sản phẩm trầm cảnh mỹ nghệ từ các nghệ nhân xoi trầm đã cuốn hút anh, không chỉ mua tặng cho người bạn, anh còn mua thêm nhiều sản phẩm để trang trí cho nhà mình.Những năm gần đây, khách du lịch cũng như những người đam mê về trầm hương trong và ngoài nước thường xuyên đến làng nghề xoi trầm hương Vạn Thắng; một số doanh nghiệp đã đưa khách du lịch tới tham quan làng nghề và họ rất thích thú. Ngày 20.12, UBND huyện Vạn Ninh tổ chức lễ công bố làng nghề xoi trầm hương (xã Vạn Thắng) là địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ về hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng Huỳnh Văn Hóa, cho biết thông qua HTX Trầm hương Vạn Thắng cũng như sự hỗ trợ từ huyện Vạn Ninh và tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã tiến hành xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp toàn quốc, mở rộng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo bước đột phá phát triển du lịch cộng đồng. "Việc kết hợp giữa làng nghề với các hoạt động du lịch trải nghiệm đã mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm, đưa Phú Hội 1 nói riêng và xã Vạn Thắng nói chung trở thành điểm đến độc đáo cho du khách, nơi du khách có thể tham quan quy trình xoi trầm, chế tác thủ công và cảm nhận giá trị văn hóa bản địa", ông Hóa cho biết thêm.4 năm qua, HTX Trầm hương Vạn Thắng đã không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển và bảo tồn nghề trầm hương. Đến nay, HTX đã vinh dự đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó có:- 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Bằng khen "Có thành tích tiêu biểu thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2021" và Bằng khen "vì thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế tập thể, được công nhận là hợp tác xã điển hình tiên tiến năm 2023.- Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vì những đóng góp tích cực trong sản xuất, kinh doanh và xây dựng nông thôn mới năm 2023.- Cùng nhiều giấy khen của các cơ quan, tổ chức khác.
Mẹo chuyển đổi nhanh đơn vị đo lường trên iPhone
Trong bản, mọi ngõ ngách đều sạch sẽ, không có trâu bò phóng uế bừa bãi vì bản quy định trâu bò phải nuôi nhốt. Bản có 58 nóc nhà thì có 48 nhà đã có nhà vệ sinh tự hoại. Hàng năm, đến dịp tết, con em của bản đi làm ăn, học hành ở xa về bản ngày mồng 1 tết đều tụ họp tại hội quán của bản để gặp mặt, báo cáo tình hình năm qua, ai lỡ làm điều gì không phải thì tự kiểm điểm, hứa không tái phạm.