Hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đón tết
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Cách góp phần giảm tác hại do hóa xạ trị ung thư
Mục tiêu phát triển TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD.Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của TP.HCM đến năm 2030 là khoảng 11 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85.Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt trên 50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân.Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tây - Bắc, Tây - Nam và khu vực nam thành phố. Trong đó, phát triển Trung tâm thủy sản TP.HCM tại Cần Giờ phục vụ cho chế biến sâu kết hợp cảng cá. Tập trung vào làm chủ công nghệ và phát triển toàn diện hệ sinh thái hỗ trợ; thu hút doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển; hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả thương mại của các ngành công nghiệp hiện hữu gắn với tự động hóa, phát triển bền vững.TP.HCM sẽ phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của vùng Đông Nam bộ.Quy hoạch phát triển TP.HCM trở thành trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam bộ; phát triển các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics, bảo đảm năng lực cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực, thế giới...
Cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Tuy nhiên Angelina Jolie cũng làm rõ rằng bà Marcheline Bertrand không khiến cô cảm thấy đó là một sự hy sinh, minh tinh 50 tuổi chia sẻ: "Bà ấy thực sự muốn tôi trở thành một diễn viên. Tôi không nhớ mình đã đưa ra lựa chọn đó như thế nào nhưng tôi nhớ điều đó khiến mẹ tôi rất vui. Mẹ tôi là người quản lý của tôi và chúng tôi là một đội".Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí W, ngôi sao phim Tiên hắc ám chia sẻ về người mẹ quá cố của mình - bà Marcheline Bertrand: "Tôi đã làm điều đó ngay từ đầu vì đó là ước mơ của mẹ tôi. Bà theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, nhưng khi 25 tuổi, bà đã ly hôn và có hai đứa con nên quyết định tập trung toàn bộ cuộc sống cho thiên chức làm mẹ".Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar thú nhận rằng cô luôn muốn mua nhà cho mẹ mình và thậm chí bắt đầu trả các hóa đơn cho bà Marcheline Bertrand ngay từ khi kiếm được những tháng lương đầu tiên.Năm 2007, bà Marcheline Bertrand qua đời sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú khi mới 57 tuổi. Angelina Jolie nhớ lại: "Khi mẹ tôi qua đời, việc trở thành diễn viên của tôi đã trở nên khó khăn hơn vì tôi nhận ra bà là người chịu trách nhiệm lớn nhất".Nữ diễn viên Kẻ cướp lăng mộ nói rằng việc mất mẹ là nỗi đau lớn nhất: "Khi tôi nhìn lại thời điểm đó, tôi có thể thấy cái chết của mẹ đã ảnh hưởng tôi như thế nào. Nó không đột ngột, nhưng đã thay đổi rất nhiều điều bên trong tôi. Mất đi tình yêu thương, vòng tay ấm áp và mềm mại của mẹ giống như việc ai đó xé toạc tấm chăn bảo vệ của tôi".Marcheline Bertrand và nam diễn viên Jon Voight kết hôn năm 1971. Cặp đôi có với nhau 2 người con chung là James Haven và Angelina Jolie. Nhưng họ đã sớm ly hôn vì sự không chung thủy của Jon Voight."Khi cha tôi ngoại tình, cuộc sống của mẹ tôi đã thay đổi. Nó đã thổi tắt giấc mơ về cuộc sống gia đình của bà. Nhưng bà vẫn yêu việc làm mẹ và yêu chúng tôi", nữ minh tinh Hollywood cho biết.
Trong ngày nhận vai trò đặc biệt mới này, Công Phượng chia sẻ: "Khi nhận được lời mời hợp tác với vai trò đại sứ phát sóng giải J-League 1, Phượng thấy rất vinh dự. Đây là cơ hội để Phượng được đóng góp vào việc lan tỏa đưa hình J-League đến gần hơn với người hâm mộ Việt Nam. Đây không chỉ là một giải đấu hàng đầu châu Á mà còn là nơi đã cho Phượng những bài học quý giá trong sự nghiệp".Cầu thủ đang khoác áo CLB Bình Phước nói thêm: "Những tháng ngày thi đấu tại Nhật Bản là khoảng thời gian đầy thử thách nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Phượng đã được trải nghiệm một môi trường bóng đá chuyên nghiệp bậc nhất nơi mà kỷ luật, tốc độ và sự chính xác được đặt lên hàng đầu. Mỗi buổi tập, mỗi trận đấu đều là một cơ hội để học hỏi, để phát triển bản thân. Dù có những khó khăn nhưng chính từ đó Phượng đã trưởng thành hơn, hiểu được giá trị của sự kiên trì và nỗ lực không ngừng". Việc lựa chọn Công Phượng là đại sứ phát sóng của J-League 1 tại Việt Nam là phù hợp. Tiền đạo quê Nghệ An từng thi đấu tại CLB Mito Hollyhock vào năm 2016, và gắn bó với CLB Yokohama từ tháng 12.2022 đến tháng 9.2024. Thời điểm này, sức hút của Công Phượng với công chúng vẫn còn nguyên. Cựu cầu thủ HAGL nói riêng và dàn tuyển thủ Việt Nam như Văn Lâm, Hoàng Đức... nói chung đang giúp giải hạng nhất hấp dẫn hơn. Công Phượng sẽ tham gia vào các hoạt động quảng bá giải đấu J-League với người hâm mộ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện Công ty Hữu Tín, đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng J-League 1 tại Việt Nam, khẳng định: "Chúng tôi rất vui mừng khi Công Phượng đồng ý trở thành đại sứ phát sóng cho giải đấu này. Công Phượng sẽ là một lý do nữa để J-League đến gần hơn với khán Việt Nam. Chúng tôi cũng kỳ vọng Công Phượng sẽ là cầu nối giữa hai nền bóng đá Việt Nam và Nhật Bản".
Trao tiền bạn đọc giúp gia đình có nhà bị cháy
Sáng 12.3, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, quyết định y án sơ thẩm 4 năm 9 tháng tù đối với bị cáo T.V.M (16 tuổi, trú tại Q.Long Biên, Hà Nội) về tội cố ý gây thương tích.M. bị xác định là người đánh nam sinh lớp 8 tại khu vực sân đình Lệ Mật, khiến nạn nhân chết não, rồi tử vong sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện.Hồi tháng 12.2024, tại phiên sơ thẩm, TAND Q. Long Biên tuyên mức án như đã nêu, đồng thời buộc bị cáo và người đại diện phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 1 tỉ đồng.Sau sơ thẩm, bị cáo, người đại diện của bị cáo và người đại diện của bị hại đều có đơn kháng cáo.Nạn nhân trong vụ án này là N.H.Đ (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Việt Hưng). Nam sinh Đ. có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mồ côi cha. Mẹ Đ. từ Phú Thọ xuống Hà Nội làm thuê, nam sinh theo trọ học.Hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 17.3, tại khu vực sân bát giác trong khuôn viên đình Lệ Mật (Q.Long Biên), T.V.K (12 tuổi, trú trên địa bàn) trong lúc chơi tại khu vực đình Lệ Mật thì xảy ra mâu thuẫn và bị Đ. tát vào mặt.K. sau đó chạy đi gọi anh trai là M. nhờ giải quyết mâu thuẫn. Cả hai gặp cha mình là ông T.V.T, kể lại sự việc. Ông T. liền chở 2 con bằng xe máy ra sân đình Lệ Mật để xem ai đánh con mình. Tại đây, ông T. nói 2 con đi vào sân đình rồi quay xe định ra về.Kết quả điều tra xác định thời điểm trên ông T. thấy M. chạy vào đấm làm Đ. ngã ra đất. Ông T. đến can ngăn rồi chở 2 con về nhà.Một lúc sau, ông T. trở lại khu vực sân đình Lệ Mật, thấy Đ. có biểu hiện choáng, mặt tái nên đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện 108, được chẩn đoán chấn thương sọ não, hôn mê, tiên lượng tử vong cao.Ngày 27.3, Công an Q.Long Biên ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam M. về tội cố ý gây thương tích.Cùng thời điểm, nam sinh lớp 8 được đưa về Phú Thọ điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, rồi chuyển xuống bệnh viện ở Hà Nội, đến ngày 21.5 thì tử vong.Liên quan đến vai trò của ông T.V.T (cha bị cáo M.), cơ quan công an nhận định ông này không đồng phạm với con trai.Đối với T.V.K (em trai bị cáo M.), cháu này đồng phạm về hành vi gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên, tính đến thời điểm phạm tội, K. chỉ hơn 11 tuổi nên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Công an đã thông báo về địa phương nơi cư trú và trường học để phối hợp quản lý, giáo dục.